Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tản mạn về bóng đá và chính trị

 

Dương Tử

 

(VNTB) –  Bóng đá cũng như mọi sự giải trí ít nhiều đều có liên quan đến chính trị, tùy theo quan niệm thái độ của con người, tùy từng lĩnh vực đời  sống.

 

1. Không khí bóng đá nhuốm màu chính trị

Hồi này đang mùa bóng đá U22, U23 châu Á và World Cup 2022 cuốn hút khán giả thế giới kể cả Việt Nam. Nhất là Việt Nam vừa trải qua đỉnh điểm một trận đại dịch covid kinh hoàng, đặc biệt ở vùng Sài Gòn tổn thất tang thương. Người ta ê ẩm thoát ra khỏi đỉnh cao đại dịch, muốn òa ra thư giãn với bóng đá, đặc biệt hai năm qua các đội tuyển Việt Nam bừng lóe lên nhờ ông huấn luyện viên Hàn Quốc trong suốt lịch sử bóng đá của nước nhà.

Bóng đá cũng như mọi sự giải trí ít nhiều đều có liên quan đến chính trị, tùy theo quan niệm thái độ của con người, tùy từng lĩnh vực đời  sống.

Lượt trận thứ 3 của vòng loại cuối cùng World Cup 2022 đang vào hồi rộn rã. Người Việt Nam phẫn nộ nhận thấy Đội tuyển Việt Nam thường xuyên bị các trọng tài quốc tế, nhất  là người khu vực Tây Á đối xử bất công…  Phải chăng 47 đội tuyển quốc gia châu Á lẻ loi bốn đội quân cộng sản (Trung Quốc, Bắc Triều tiên, Việt Nam và Lào) khó tránh khỏi sự kỳ thị tự nhiên của thiên hạ ?!… Người Việt đều ngầm hiểu rằng đội Việt Nam đại diện một thể chế khó ưa. Khán giả không cảm thấy lý do bị đối xử bất công nào khác ngoài lý do thể chế. Và khán giả Việt Nam chỉ biết thở dài, cám cảnh cho số phận một đội bóng đá cũng bị “vạ lây chính trị”. Họ chế giễu câu nói tự hào ngạo nghễ của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở đại hội Đảng rằng “chưa bao giờ Việt Nam có vị trí cao trên trường quốc tế như bây giờ, rất được các nước nể trọng” (!).

Người ta tự hỏi vì sao ông TT Trọng cứ phải nhắc nhở hoài về địa vị Việt  Nam với các đảng viên của ông ? Phải chăng vì ông biết Đảng của ông nản lòng thối chí, thất vọng về thể  chế của mình ?

Ở Việt Nam các báo đài quốc doanh được lệnh Tuyên giáo, mỗi khi nhắc tới quốc gia Đài Loan phải kèm thêm “Trung Quốc”, để khẳng định chủ quyền Trung Quốc ở Đài Loan. Dân chúng nghe đã rất khó chịu. Ai cũng biết rằng Đài Loan vốn là hiện thân một quốc gia TRUNG HOA DÂN QUỐC độc lập có chủ quyền lịch sử và thực tế từ năm 1911 đến nay. Mặc dù từ năm 1949, Chính phủ này phải di tản sang quần đảo Đài Loan, hầu hết quan hệ quốc tế của họ vẫn giữ vững. Chỉ có Trung Quốc đại lục và đàn em thân cận không công nhận Đài Loan độc lập. Thái độ hung hăng của Bắc Kinh gần đây đe dọa thống nhất Đài Loan bằng vũ lực ai cũng nghe và phản đối.

Sau trận bóng đá U23 VN đấu với U23 Đài Loan tối ngày 27/10 trong giải vô địch châu Á, trên MXH có tranh luận về tay bình luận viên họ Tạ nói ra rả “cầu thủ Đài Bắc Trung Hoa” suốt hơn 90 phút nhiều người nghe thấy mệt mà bực mình phản đối, thay vì chỉ cần nói “cầu thủ Đài Loan” là gọn đủ.  Đặc biệt sự cố VTV6 tắt tiếng khi đội Đài Loan hát quốc ca thi quả là trêu tức ý thức chính trị của thiên hạ.

Đài Loan là tên hòn đảo, quần đảo 臺灣 (tiếng Anh gọi Taiwan) là tên gọi theo bản đồ địa lý tự nhiên. Tuy nhiên theo địa lý hành chính, quốc gia tồn tại ở đảo này tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc. Thủ đô là thành phố Đài Bắc. Có điều người Việt đã quen gọi nước Đài Loan nên cũng chấp nhận trong giao tiếp rộng rãi, trừ khi giao dịch chính thức với họ về giấy tờ thì phải gọi tên chính xác.

Trung Quốc nào ? 

Trung Hoa là tên chung chỉ tập hợp dân tộc Trung Hoa.

Tên nước Trung Quốc chỉ ra đời từ sau Cách mạng Tân Hợi 1911 do Quốc dân Đảng lãnh đạo cách mạng tư sản, chính thức nhận trao quyền chính trị từ tay Phổ Nghi hoàng đế cuối cùng nhà Thanh.

Trung Hoa Dân Quốc” gọi tắt Trung Quốc.

Ngày nay ở Đài Loan lại thường gọi thêm tên “Trung Hoa Đài Bắc” trong giao tiếp thông thường.

Năm 1949, Đảng CS của Mao cướp được chính quyền, đặt tên nước là

Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc”, cũng gọi tắt là Trung Quốc.

Túm lại, THNDCHQ của cộng sản ra đời sau do cướp đoạt bằng lực lượng “giai cấp  công  nông” (nông dân ngu muội, công nhân lười biếng), gọi đúng là ngụy quân ngụy quyền.

Tuy nhiên ở Việt Nam ngày nay, người ta chỉ biết “Trung Quốc” là quốc gia cộng sản trên lục địa. Người ta chỉ biết Đài Loan là một quốc gia khác, không để ý rằng cái tên gọi ấy chính do quốc gia Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan tạo dựng nên. Và nhà cầm quyền Việt Nam muốn gây sự mơ hồ nhiễu rối cho dân chúng qua tên gọi.

2. Tên đội bóng của Trung Quốc và Đài Loan

Qua tranh luận của các fan hâm mộ bóng đá, nhà báo Hà Quang Minh,đưa ra bài viết giải thích cội nguồn tên gọi Đội Bóng Đá U23 Đài Loan như sau:

Liên đoàn bóng đá Trung Hoa Đài Bắc (CTFA: Chinese Taipei Football Association) theo tên gọi hiện nay đã thành lập rất sớm, có thể nói là sớm nhất châu Á, vào năm 1924 ở Trung Hoa lục địa, dưới thời Trung Hoa Dân Quốc. Nhiều liên đoàn thể thao của họ cũng được thành lập trong thời gian này. 

Liên đoàn bóng đá Trung Quốc bây giờ (CFA:Chinese Football Association)

Ghi ngày thành lập 1924, gia nhập FIFA năm 1931 (?) thực tế là “tranh cướp lịch sử ” của Liên đoàn bóng đá Trung Hoa Dân Quốc (CTFA). Thử hỏi Chính phủ “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” mãi đến năm 1949 mới thành lập mà từ 1924 đã có liên đoàn bóng đá và gia nhập FIFA năm 1931 thì thật trâng tráo kỳ lạ.

Năm 1949 sau khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc di tản sang Đài Loan, dĩ nhiên các tài sản vô hình của họ như các “liên đoàn thể thao, các hiệp hội thể thao…” cũng phải đi theo họ. Nhưng từ đó, cái tên “Trung Hoa nào là xịn, Trung Hoa nào không xịn” vẫn bị tranh cãi mãi trong các giải thể thao quốc tế. 

Việc quốc tế gọi tên đội tuyển của Đài Loan là “Đội tuyển Trung Hoa Đài Bắc” (hoặc đội tuyển Đài Bắc Trung Hoa) là nhằm phân biệt rõ “nước Trung Hoa có thủ đô tại Đài Bắc”, nhằm phân biệt với “Trung Hoa Bắc Kinh”.

Tuy nhiên, xét về ngôn ngữ bóng đá trực tiếp, VTV chỉ cần gọi đội Đài Loan hoặc Đài Bắc là đủ, cần gì phải dài dòng rắc rối. Nhất là hành vi tắt tiếng hát quốc ca của Đội tuyển Đài Loan thực là hành vi bỉ ổi, không thể chấp nhận được.

 

3. Bàn về sự cố truyền hình bóng đá VTV6 ngày 27/10:

Khi đội U23 Đài Loan hát quốc ca, đài VTV9 vặn nhỏ tiếng không cho ai nghe được. Rút cục U23 Đài Loan hát bài quốc ca nào ? Tại sao VTV6 phải tắt tiếng ? sao phải sợ bố con thằng nào?

Suy luận dù khán giả không nghe được tiếng ca: đương nhiên họ hát bài quốc ca Đài Loan. 

Vậy nên đám biên tập viên VTV sợ Trung Cộng nghe được sẽ bắt lỗi và mắng mỏ cho lãnh đạo Việt Nam ư ! 

Nhân tiện giới thiệu 2 bài quốc ca.

Làm chính trị thực chất là làm ngôn ngữ. Qua ngôn ngữ, một hành vi chính  trị đặc biệt và cơ bản,  người ta đọc được bản chất chính trị. Chúng ta thử đọc qua ca tử hai bài quốc ca, sẽ đọc thấy bản chất của ngọn cờ.

Quốc Ca Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc/ Trung Hoa Đài Bắc)

Phổ nhạc bài thơ “Tam dân chủ nghĩa ca”  (三民主義歌)

Tam Dân chủ nghĩa, tôn chỉ Đảng ta;

Xây dựng Dân quốc, tiến lên đại đồng.

Hỡi người chí sĩ, vì dân tiên phong;

Đêm ngày chẳng nản, lý tưởng trung thành.

Chuyên cần dũng cảm, tín nghĩa kiên trung;

Một lòng một dạ, quán triệt thủy chung”.

 

Quốc ca Trung Cộng (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc) ca khúc “Nghĩa dũng quân tiến hành khúc(义勇军进行曲)            

Vùng lên ! Không chịu làm nô lệ cho người ta

Lấy máu thịt chúng ta xây nên       

trường thành mới của chúng ta .

Dân tộc Trung Hoa đã đến lúc rất nguy hiểm

Mỗi con người chuẩn bị gấp cách xuất phát

Tiếng thét vang cuối cùng :

Vùng lên ! Vùng lên ! Vùng lên !

Chúng ta vạn người một lòng 

Đốt cháy quân thù như nước phun.

Tiến lên ! Tiến lên ! Tiến lên ! Tiến lên !

        (FB.PHN dịch từ bản gốc Trung văn).

Nhận xét: quốc ca Trung cộng nghe mài mại như “Quốc tế ca” của ông Mác- Engels. Lại nghe tựa như bài “Tiến quân ca” năm 1945 của ông Văn Cao nước mình ?

Quốc ca Trung Cộng nghe hừng hực khí thế khát máu chém giết cướp đoạt.

Quốc ca Đài Loan nghe như lời tâm tình kêu gọi đem trí tuệ và sức mạnh xây dựng lý tưởng một đất nước phát triển và hoà bình.

Hai bài quốc ca đã nói lên bản chất của hai chế độ khác nhau như thế nào.  Căn cứ lịch sử chúng ta sẽ cảm nhận được điều đó.

 

(Tham khảo FB. Phunghoaingoc)

Chú thích: Cờ Đài Loan có hình mặt trời trên góc trái


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Văn nghệ sĩ phản tỉnh và sự khó xử đặt tên đường

Phan Thanh Hung

VNTB – Đi tìm lai lịch bí ẩn của danh nhân mới nổi (*)

Do Van Tien

VNTB – Tại sao ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Berlin là một chuyến thăm khó khăn?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo