Thới Bình
(VNTB) – Thực tế đã chỉ ra rằng khi được trao quyền lực thì luôn có xu hướng tha hóa quyền lực.
Các vụ đại án đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét và xử lý đã minh chứng rõ ràng hơn việc chạy chức, chạy quyền để có quyền lực – những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, “thói thực dụng chính trị”.
Cuối năm ngoái, Hội nghị cán bộ toàn quốc triển khai Kết luận hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống dẫn đến ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’.
Dịp đầu xuân mới, nhắc lại hội nghị trên, Trung tướng Lưu Phước Lượng, cựu Phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nam bộ, nhìn nhận cái nguy hiểm nhất hiện nay là “thực dụng chính trị”, biểu hiện cụ thể của sự suy thoái về đạo đức, lối sống, gắn liền với sự hám danh, hám quyền lực.
Theo tướng Lượng, thực dụng là biểu hiện vô cùng nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, nó được xem là thủ thuật, hình thức của giao tiếp xã hội với thái độ và cách hành xử để đạt lợi ích cho cá nhân. Theo đó, cái nguy hiểm nhất hiện nay là “thực dụng chính trị”, biểu hiện cụ thể của sự suy thoái về đạo đức, lối sống, gắn liền với sự hám danh, hám quyền lực.
Bằng mọi cách mọi “thủ đoạn” để có quyền lực và nắm quyền lực trong tay nhằm phục vụ cho mưu đồ cá nhân, gia đình và “nhóm lợi ích”. Các vụ đại án đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét và xử lý đã minh chứng rõ ràng hơn việc chạy chức, chạy quyền để có quyền lực – những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, “thói thực dụng chính trị”.
Vậy thì với một người liên tiếp 3 nhiệm kỳ giữ ghế Tổng bí thư như đảng viên Nguyễn Phú Trọng, liệu đó có phải là “thói thực dụng chính trị”, hay chỉ là vấn đề của “nhân tài như lá mùa thu”, khi Đảng vẫn không tìm được ai để ‘suy tôn ngai vị’ Tổng bí thư?
Thực tế đã chỉ ra rằng khi được trao quyền lực thì luôn có xu hướng tha hóa quyền lực.
Lúc đảng viên Nguyễn Phú Trọng ngồi ghế Chủ tịch Quốc hội, có lẽ khi ông chưa được trao quyền lực tối cao thì ông là người mạnh miệng lên án những kẻ cơ hội chính trị để cố bám giữ quyền lực bằng mọi giá, nhưng khi được trao quyền lực, thay đổi bản chất rất nhanh, chỉ sau một lần bỏ phiếu, sau một lần được bổ nhiệm… người đó đã ra dáng “quan cách mạng”, dần trở nên “tha hóa chính trị”.
Về lý thuyết, nếu không được điều chỉnh bằng hệ thống pháp luật độc lập, thì khi được trao quyền lực cũng là lúc người ta dễ bắt đầu đánh mất dần chính bản thân mình với những lý tưởng cao đẹp ban đầu – ở đây là người cộng sản với lý thuyết theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhìn lại những diễn biến về các vụ đại án liên quan dịch giã Covid, có thể thấy rõ rằng đáng sợ nhất là sự tha hóa quyền lực lây lan như dịch bệnh. “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật”. Thật chua xót, khi điều bình thường trở thành bất thường trong một tập thể bị tha hóa, khi họ câu kết tư lợi và che chắn cho nhau để cùng hưởng đặc quyền.
Dẫn chứng, theo Điều 17.1 của Điều lệ Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua, thì “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”. Và nội dung ở điều này tiếp tục được giữ nguyên đến sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Chính thực tế đó nên giới quan sát chính trị chưa thể dừng lại việc luận bàn về “thăng trầm quyền lực” trong ba nhiệm kỳ một Tổng bí thư, ba đời Thủ tướng.
Đó là câu chuyện của vấn đề dường như tha hoá quyền lực trong chế độ đảng toàn trị trở nên trầm trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế sang thị trường, nhưng kiểm soát nó phụ thuộc vào người đứng đầu đảng, nhưng người đứng đầu đảng lại không gương mẫu theo những gì mà chính Điều lệ của Đảng đặt ra.
Một vấn đề khác dưới góc nhìn kinh tế chính trị, đó là có lẽ không mấy liên quan lắm với ai đang ngồi ghế Tổng bí thư, rằng hãy tự tin thay đổi thể chế, mà việc giữ quyền lực tuyệt đối bằng sử dụng bạo lực và chuyên chế, lấy quân đội, công an như nguồn sức mạnh, cấm bất đồng chính kiến, kiểm soát truyền thông đại chúng, khống chế con người không chỉ trong hành động, mà còn cả cách suy nghĩ và tình cảm… không những chỉ tiềm ẩn nguy cơ phản kháng, khiến chi ngân sách trở nên gánh nặng mà còn cản trở tăng trưởng.
1 comment
Vấn đề vẫn là sử dụng quyền lực để làm gì . Nếu dùng quyền lực để xây dựng & củng cố Đảng thì cầm quyền lâu cách mấy, người dân cũng thấy tiếc . Chủ tịch Hồ Chí Minh là 1 ví dụ, chức vụ Chủ tịch nước, Cụ Hồ giữ cả đời . Lúc Cụ về với Mác-Lê, ai cũng rơi lệ thương tiếc . Bác Trọng cũng cùng mục đích . Đúng, thành quả thì còn nhiều giới hạn, vì nhiều lý do . Nhưng phải công nhận bác í đã cố gắng . Ở Việt Nam này, thái độ mới là quyết định, thành nhân hơn thành công . Bác Trọng, đ/v nhiều người, rất OK nếu tính khoản này .