Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có giúp kinh tế Việt Nam giảm lệ thuộc Trung Quốc?

Lynn Huỳnh

 

(VNTB) – Khi đoàn xe chở Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tiến vào Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào chiều ngày 31-10, đã có 21 phát đại bác vang lên chào mừng…

 

Giáo sư Phan Kim Nga, trưởng Ban nghiên cứu phong trào cộng sản quốc tế thuộc Viện nghiên cứu chủ nghĩa Marx của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, đưa ra nhận định với giới báo chí Việt Nam, rằng, “việc tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ giúp giải quyết tác động của bất ổn kinh tế quốc tế và duy trì sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của hai nước”.

Phụ thuộc ngày càng lớn

Số liệu hồi đầu năm nay từ Tổng cục Hải quan cho thấy năm 2021, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tăng 25,77 tỷ USD, tương đương tăng 30,5% so cùng kỳ, lên 109,87 tỷ USD. Trung Quốc chiếm hơn 33% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm vừa qua và cao gấp 2 lần so với thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 là Hàn Quốc.

Đáng lưu ý, có tới 17 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 2 nhóm hàng trên 20 tỷ USD.

Cụ thể, riêng nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng có kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt gần 25 tỷ USD, tăng hơn 46% so với năm trước, chiếm 53,8% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Nhóm hàng lớn thứ 2 là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 21,86 tỷ USD, tăng 18,5% so cùng kỳ.

Bên cạnh đó, một số nhóm hàng nhập khẩu lớn khác đến từ thị trường này như: điện thoại các loại và linh kiện đạt 9,24 tỷ USD; vải hơn 9 tỷ USD. Đặc biệt, trong năm 2021, nhập khẩu ô-tô từ Trung Quốc tăng gấp 3 lần so năm trước với số lượng 22.750 chiếc.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam chỉ bằng một nửa, gần 56 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm trước. Như vậy, năm 2021, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc gần 54 tỷ USD, nhiều hơn 18,8 tỷ USD so với năm 2020.

Còn bỏ trứng vào một giỏ

Mặc dù vậy, theo Tổng cục Thống kê, trong nhiều năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.

So với tổng kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường của Việt Nam, nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2019 chiếm 29,8%, năm 2020 chiếm 32%, năm 2021 chiếm 33,1%, 8 tháng năm 2022 chiếm 33,1%, dự báo cả năm 2022 chiếm 33,4%. Đây là tỷ trọng tăng lên và lớn hơn nhiều so với các thị trường lớn thứ 2 trở xuống (như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Thái Lan…).

Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2016 là 21,97 tỷ USD, chiếm 12,4%; năm 2017 là 35,46 tỷ USD, chiếm 16,8%; năm 2018 là 41,37 tỷ USD, chiếm 17%; năm 2019 là 41,46 tỷ USD, chiếm 15,7%; năm 2020 là 48,91 tỷ USD, chiếm 17,3%; năm 2021 là 56,01 tỷ USD, chiếm 16,7%; 8 tháng năm 2022 là 35,63 tỷ USD, chiếm 14,1%; dự đoán năm 2022 là 51,44 tỷ USD, chiếm 13,9%).

Bên cạnh những mặt tích cực, trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức với thị trường rộng lớn này.

Do nhập siêu từ Trung Quốc quá lớn và ngày càng tăng nên Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường này, dẫn đến nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam còn có tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ”.

Khi Trung Quốc tiếp tục áp dụng chính sách ‘Zero Covid’ đã thường xuyên xảy ra là nhiều hàng nông sản bị ùn tắc lớn ở các cửa khẩu gây thiệt hại lớn cho người nông dân và doanh nghiệp trong nước.


 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Thủ tướng ‘không chọn bên’, còn Tổng bí thư thì…

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Tố tụng tranh tụng và giấc mơ tư pháp độc lập

Phan Thanh Hung

VNTB – Bị ‘mất liên lạc’ với gần 100 du khách Việt Nam tại Gangwon

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo