Việt Nam Thời Báo

VNTB – Lợi ích cá nhân của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là gì?

Đông Đô

 

(VNTB) – Ông Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi, “chịu thiệt thòi hơn và hy sinh lợi ích cá nhân để ‘cùng đi, cùng ở, cùng làm’ với nhân dân”…

 

Sáng 27-11-2022, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã và Trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022.

Trong bài diễn văn của mình, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong mỗi cán bộ làm công tác Mặt trận ở cơ sở luôn là người có phẩm chất đạo đức cách mạng, gần dân, có uy tín với dân; am hiểu pháp luật, không ngừng nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động; thật sự gương mẫu, tiên phong, đi đầu trong khó khăn, vất vả, thậm chí chịu thiệt thòi hơn và hy sinh lợi ích cá nhân để “cùng đi, cùng ở, cùng làm” với nhân dân; cùng Đảng, nhà nước chăm lo tốt hơn cho đời sống của nhân dân, giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc, mâu thuẫn nội bộ cho người dân ngay từ cơ sở.

“Có thể nói mỗi đại biểu là một tấm gương người tốt, việc tốt, là một câu chuyện đầy cảm động về hình ảnh người cán bộ Mặt trận thầm lặng ăn cơm nhà, thổi tù và hàng tổng” – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ví von người cán bộ Mặt trận giống như thằng mõ thời phong kiến. Tuy nhiên so sánh này là trật lất, vì cán bộ Mặt trận có hưởng ngạch lương cùng các tiêu chuẩn chính trị của một công việc mà chỉ có đảng viên mới được quyền làm.

Chưa kể, nếu hiểu theo nghĩa của thành ngữ thì ở đây ông Chủ tịch nước đang hàm ý dè bỉu “người cán bộ Mặt trận”.

Nói có sách.

Ngày trước ở nông thôn, tổng là đơn vị hành chính cấp cơ sở (theo cách nói bây giờ) bao gồm một số xã, nhiều tổng mới hợp thành một phủ (tương đương huyện bây giờ).

Trong tổng, to nhất là chánh tổng rồi đến lý trưởng các làng xã, và bé nhất là anh mõ làng, tức là người đàn ông cùng đinh, không có tấc đất cắm dùi, chuyên đi làm thuê và kiềm nghề làm mõ.

Hễ có việc gì của làng: ma chay, đình đám, cưới xin thuế má thì anh mõ có trách nhiệm phải đi gõ mõ báo tin cho cả làng, cả xã biết. Anh mõ phải làm nhiệm vụ ấy như một nghĩa vụ với làng mà không được trả công. Tuy nhiên anh ta thường được làng cấp cho một mảnh đất công nhỏ để cày cấy hoặc đến mùa gặt được các địa chủ cho một ít thóc. Dù làm ít hay nhiều thì lợi ích của anh mõ cũng chỉ có vậy.

Ngoài một công cụ thông tin là cái mõ, ngày xưa còn cái tù và tức là vỏ một con ốc biển hoặc một cái sừng trâu thông hai đầu dùng hơi thổi để báo tin tức, việc làng. Việc dùng tù và đi thổi khắp làng, khắp tổng mà lợi lộc được hưởng chẳng là bao chính là cơ sở để xuất hiện thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.

Thành ngữ trên thường được dùng trong tiếng Việt để nói cái ý những người làm việc công, và không được hưởng tí quyền lợi gì. Gần nghĩa với thành ngữ này, trong tiếng Việt còn có thành ngữ “ăn cơm nhà vác ngà voi”.

Dần dà, thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng được mở rộng ý nghĩa ra. Tất cả những việc làm tốn công, vô ích vì không mang lại được hiệu quả gì đều có thể được ví bằng thành ngữ này.

“Ông Phúc kêu gọi cán bộ Mặt trận hy sinh lợi ích cá nhân, vậy ông làm gương đi. Trong những chuyến công cán nước ngoài, để tiết kiệm ngân sách quốc gia, ông Phúc hãy biết hy sinh để quý phu nhân của ông ở nhà, giống như các chính khách khác như Phạm Minh Chính, Nguyễn Phú Trọng chẳng hạn. Đàng này ông đi đâu cũng kè kè quý bà Trần Thị Nguyệt Thu theo cùng hệt như một quý ông ‘hết sức nể’ vợ của mình vậy!” – một nhà báo đang đồng thời là cán bộ Mặt trận cấp địa phương, có ý kiến.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Quyền trả lại vắc-xin

Phan Thanh Hung

“Quà” của Chủ tịch nước là “tiền túi” hay “ngân sách” chi ra?

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Việt Nam: triệu tập bí mật để chọn lãnh đạo ĐCS

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo