Việt Nam Thời Báo

VNTB – Câu chuyện về giáo dục

Út Sài Gòn

 

(VNTB) – Trẻ em như tờ giấy trắng, tiếp thu những kiến thức đầu tiên mà không đúng, sau này sẽ rất khó sửa.

 

Giáo viên, mà nhiều người cũng hay gọi với cái tên thân thương “gõ đầu trẻ” hay “người lái đò”. Theo dòng thời gian, khái niệm giáo viên vượt ra ngoài phạm vi của trường học, chỉ cần người nào “chỉ dẫn, giảng dạy” cho ai đó, nhiều người cũng trân quý gọi là giáo viên.

– Rồi nó dạy cái gì trời!

– Lại chuyện gì nữa rồi? Tính ra nếu gặp anh, ít khi nghe anh khen cái gì đó, toàn là than thở không luôn á.

– Chị lại nói quá nữa rồi. Thì phải có cái đáng lo, tui mới than chớ.

– Mà anh lo cái gì? Lo mai bị ế khách à?

– Trù bậy trù bạ đi, mai mà không có khách đi xe ôm là tui qua buộc bà phải đi đó.

– Sẵn lòng thôi. Mà chuyện gì?

– Số là vậy nè! Thằng cháu tui nó mới được nhận đi dạy ngoại ngữ ở trung tâm XYZ trong xóm mình nè.

– Ôi vậy là ngon rồi, than thở cái gì?

– Thì có ai than thở ngon hay không ngon đâu. Cái quan trọng là trình độ của cháu tui, tui biết.

– Trình độ sao? Thì phải đủ tiêu chuẩn, trình độ họ mới cho dạy chính thức chớ!

– Nếu dạy thêm thì tui không nói gì, chính vì nhận chính thức mới lo nè. Thứ nhất, cháu tui nó chưa tốt nghiệp đại học, cũng không có bằng cao đẳng chuyên ngành tiếng anh. Thứ hai, nó không có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, càng không tính đi học, vì không nghe họ yêu cầu. Thứ ba, chính nó xác nhận với tui, giao tiếp đơn giản thì được nhưng trên mức đơn giản một tí thì nó “bí”. Bữa tui có tính giới thiệu một người trình độ IELTS 7.5 cho nó để nó giao tiếp thì nó kêu trình độ đó nó không dám tiếp, nói chuyện có khi nó còn không nghe được nữa là.

– Anh có nói quá lên không vậy? Làm sao có trường hợp đó xảy ra?

– Bởi vậy tui mới lo, giáo viên là người định hướng, dẫn dắt thế hệ trẻ từng bước lĩnh hội kiến thức. Trong Hồ Chí Minh toàn tập cũng viết, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhiệm vụ của giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế – văn hóa”.

– Mà sao anh chê bai cháu anh hoài vậy? Anh phải tin vào trình độ nó chứ.

– Không phải tui chê bai mà tui đang lo ngại, nó truyền đạt không đúng, không đầy đủ, sẽ ảnh hưởng không hay. Trẻ em như tờ giấy trắng, tiếp thu những điều đầu tiên, những nguyên tắc đầu tiên mà không đúng, sau này sẽ rất khó sửa.

Theo Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT quy định về vị trí và tiêu chuẩn của giáo viên dạy tại trung tâm ngoại ngữ như sau:

– Giáo viên của trung tâm ngoại ngữ là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người bản ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể), người nước ngoài.

– Quy định về điều kiện đối với giáo viên dạy ngoại ngữ là người Việt Nam cần một trong các tiêu chuẩn sau:

Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Những câu chuyện ở xóm nhỏ của Út Sài Gòn, có thể đó chỉ đúng trong phạm vi nhất định. Nếu họa chăng có sự tương đồng thì đâu đó cũng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đến mức tình cờ.

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Tâm lý “học ngành nào làm nghề đó”

Phan Thanh Hung

VNTB – Đâu thể cứ tự nhận có vấn đề về thần kinh là có quyền miệt thị người khác

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Có thể không đẹp bằng người ta nhưng thắm đẫm chữ tình!

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo