VNTB: Đám cháy biểu tình và bạo loạn bùng lên ở Quý Châu và Côn Minh từ ngày 11/10 rốt cuộc cũng được một hãng tin quốc tế là BBC phát tin với nguyên nhân “chính quyền cướp đất của dân”. Trước đó, dư luận và giới quan sát cảm thấy khó hiểu khi các đài Việt ngữ quốc tế có tiếng nhanh nhạy như BBC, VOA, RFI đều chưa đăng tải tin tức về sự kiện có thể là rất ghê gớm này.
Trong khi đó, một số trang mạng mang “danh hiệu” lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam ngày hôm nay 16/10 lại đưa bài “Sự thật về công an xã bị dân thiêu sống”. Các trang mạng chưa bao giờ chính thống này dẫn nguồn từ báo điện tử Một Thế Giới được cấp phép bởi Bộ Thông tin truyền thông. Còn Một Thế Giới lại dẫn nguồn tin từ trang mạng của chính quyền Côn Minh, cho rằng cuộc ẩu đả xuất phát từ công nhân xây dựng và dân làng xung quanh chứ chẳng hề có chuyện cảnh sát giết dân và sau đó 5 cảnh sát chống bạo đông bị người dân thiêu cháy đến chết.
Có thể tin vào kênh thông tin nào đây?
Chỉ biết rằng, nội tình Trung Quốc cũng rất giống xã hội Việt Nam. Nếu hàng năm tại quốc gia thuộc loại độc trị và tham nhũng nhất thế giới này xảy ra hàng trăm ngàn cuộc biểu tình chống bất công, liên tiếp hiển hiện những cái chết của dân do bị chính quyền cưỡng bức và đàn áp, thì không quá khó hiểu về nguồn cơn nếu quả thực có vụ việc cảnh sát bị dân đốt chết vì căm hờn.
Xem lại bản tin VNTB đăng hôm qua 15/10:
http://www.ijavn.org/2014/10/bung-no-sau-hong-kong-noi-han-bat-ngo.html
—————————————–
Bạo loạn ở Vân Nam, Quý Châu
Bạo loạn ở Vân Nam bắt đầu là một cuộc biểu tình
Tám người được cho là đã thiệt mạng trong một vụ xung đột giữa các công nhân xây dựng và người dân ở tỉnh Vân Nam thuộc Tây Nam Trung Quốc, chính quyền và truyền thông nước này thông báo hôm thứ Tư ngày 15/10.
Chính quyền huyện Tấn Ninh nằm cách Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam không xa, thông báo trên tài khoản mạng xã hội chính thức của họ rằng đã xảy ra đánh nhau giữa các công nhân đang xây dựng một trung tâm thương mại và hậu cần và người dân địa phương.
‘Chính quyền cướp đất’
Hình ảnh trên mạng xã hội Weibo cho thấy các thi thể nằm trên đường và các công nhân xây dựng bị trói cùng với đông đảo cảnh sát chống bạo động. Tuy nhiên, những hình ảnh này không thể được kiểm chứng độc lập.
Chính quyền nói rằng cảnh sát sẽ tiến hành điều tra một cách ‘đúng luật, khách quan và công bằng’ và sẽ trừng phạt những kẻ phạm pháp.
Tờ tạp chí Tài Tân cho biết hồi tháng Sáu cũng xảy ra va chạm. Khi đó người dân đã tố cáo chính quyền ‘cướp đất của họ’ để làm dự án.
Tạp chí này cho biết một số dân làng đã nói với họ rằng có những người ‘mặc đồng phục đen’, một số người đeo tấm chắn có huy hiệu công an đã ‘tấn công’ họ và họ đã đánh trả.
Tranh chấp đất đai là một trong những nguyên nhân chính của hàng chục ngàn cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc mỗi năm. Đa số đều không được truyền thông Trung Quốc đưa tin mặc dù trong một số trường hợp như cuộc nổi dậy của nông dân ở làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông, hồi năm 2011 đã thu hút sự chú ý của quốc tế và khiến chính quyền Bắc Kinh hứa hẹn hành động.
Cuộc bạo loạn ở Vân Nam diễn ra vào lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp họp hội nghị trung ương 4 với các chủ đề chính như nền pháp trị để chống lại tình trạng bất ổn mà Đảng đang rất sợ.
Tại tỉnh Quý Châu sát với Vân Nam hôm 13/10 cũng xảy ra các vụ đụng độ của hàng nghìn dân với lực lượng công an tại huyện Tam Tuệ, làm hai người chết, theo tờ Minh Báo ở Hong Kong.
Lý do cuộc biểu tình được cho là do một quyết định của tỉnh ngưng không nâng cấp thị trấn Tam Tuệ lên thành thành phố.
Hàng nghìn người đã tụ tập ngoài trường tiểu học địa phương ủng hộ học sinh bãi khóa sau khi ban giám hiệu cấm học sinh nghỉ học.
Sau hai ngày diễn biến vụ việc trở nên nghiêm trọng khiến 1.000 cảnh sát cơ động Trung Quốc có hỗ trợ của trực thăng vào cuộc.
Nguồn tin từ Hong Kong cũng nói có sau vụ ẩu đả làm nhiều người bị thương và hai bên công an và người biểu tình đã đánh nhau giành xác hai học sinh bị chết.
BBC