3-4-2017
Người dân Lộc Hà xuống đường hôm 3/4. Ảnh: Facebook.
VÁN CỜ WIN – WIN
Từ khi formosa xả thải đầu độc 4 tỉnh Miền trung, Sau cuộc biểu tình ngày 1-5 -2016 và mùng 8-5-2016 thì có lẽ hai ngay qua là ngày nóng bỏng nhất trong cả nước vì hai cuộc xuống đường của Kỳ Anh- Hà Tĩnh chiếm đường quốc lộ A1 đòi bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra và nóng nhất là cuộc biểu tình của người dân Lộc Hà kéo đến UBND huyện Lộc Hà hôm nay, ngày 3-4 -2017.
Ngày 14-2 khi dân Song Ngọc đi nộp đơn khiếu kiện bị đàn áp, đánh đập dã man thì hai ngày qua người dân không có cuộc đàn áp chính danh nào từ phía công an, mặc dù an ninh mật vụ, công an cũng dày đặc len lỏi vào người dân.
Nhưng từ vụ đánh lén và nổ súng đêm qua do công an Lộc Hà gây ra đã dẫn đến cuộc biểu tình rầm rộ hơn 8000 người dân kéo lên UBND huyện Lộc Hà ngày hôm nay để đòi chất vấn và đòi truy tố kẻ gây ra vụ việc đẫm máu đêm qua là một bằng chứng cho thấy sự phẫn uất của người dân lên đến đỉnh điểm.
Mặc dù tỉnh đã điều 2000 lính quân đội đến bao vây, các xe quân dụng và các thiết bị phá sóng liên lạc, nhưng người dân vẫn kiên cường bám trụ tại sân của UBND Lộc Hà đòi công lý. Người dân đã kêu gọi quân đội đứng về phía nhân dân và bảo vệ dân. Thấy tình hình người dân như vậy, chỉ huy quân đội đã xin vào hội ý với lãnh đạo UBND huyện và cuối cùng thì UBND đã phải xin lỗi dân và làm biên bản cam kết sẽ xử những kẻ gây ra vụ đánh dân và nổ súng vào dân.
Một sự kiện lần đầu tiên xảy ra trong tất cả các cuộc biểu tình trên cả nước đó là người dân đã phát hiện tên công an Hà Tĩnh mặc thường phục đã trà trộn vào dân, đánh dân và gây kích động để lấy cớ đàn áp đã bị dân phát hiện đánh gục ngã tại chỗ. Dù lúc đầu không thừa nhận là người của công an, nhưng cuối cùng đã phải gọi cầu cứu các Cha xung quanh Giáo Xứ Trung Nghĩa để đàm phán và xin bà con giải tán rút khỏi ủy ban huyện Lộc Hà. Họ đã phải xin bà con tha cho 2 an ninh đã ném đá vào đám đông trong sân ủy ban.
Đã đến lúc nhà cầm quyền VN phải nhìn nhận rõ tình hình đất nước hiện nay, dù có cố bưng bít và cố phớt lờ từ 4 lãnh đạo cao nhất và BCT cùng toàn thể quốc hội thì các ông bà cũng quá biết đất nước nguy ngập thế nào. Tàu luôn lăm le thôn tính toàn bộ biển đảo. Kinh tế suy thoái trầm trọng, ngân khố rỗng tuếch, nợ nần chồng chất. Cả nước ô nhiễm môi trường trầm trọng không chỉ có 4 tỉnh miền trung bị hậu họa từ Formosa mà cả 63 tỉnh thành đã bị ô nhiễm từ những nhà máy làm hủy hoại toàn bộ môi trường cả nước. Với con số mà báo chí đã thông kê một năm hơn 10,000 người chết vì tai nạn. Trung bình một ngày 350 chết vì ung thư. Miếng ăn đưa lên miệng hàng ngày toàn bị ngấm các chất độc hại. Đe dọa mạng sống của người dân không chỉ các tệ nạn XH mà vì từ việc giao thông, miếng ăn, cho đến không khi ô nhiễm khi hít thở.
Nhà cầm quyền phải biết rằng khi con người đã đứng trước cái chết, trước đe dọa tận cùng cuộc sống họ có còn sợ nữa không? Đằng nào cũng chết thì liệu những chuyện đàn áp, đe dọa, bắt bớ tù đày còn làm người dân sợ nữa không?
Hôm nay là Miền Trung, ngày mai sẽ từ các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngày kia sẽ từ Buôn Ma Thuột, Dăk Lack khi sự ô nhiễm từ nhà máy bauxite , nhà máy giấy…vv làm đời sống người dân lâm vào cảnh khốn cùng. Người dân khắp nới nổi dậy đòi bồi thương thiệt hại và đòi môi trường sạch để sống, liệu lúc đó có kéo quân đội, công an đàn áp được khắp các tỉnh thành được hay không? Hãy nhìn hôm nay khi dân kéo đến UBND huyện Lộc Hà mà nghĩ đến ngày mai đi các vị. Ngày mai thôi, đừng nghĩ các vị còn thời gian kéo dài nhiều năm nữa.
Có lẽ ván cờ đã rất rõ ở đoạn kết rồi. Để đẹp đẽ nhất là các vị hãy hãy chấp nhận win-win. Tức nhà cầm quyền VN hãy chấp nhận đàm phán với các nhóm XHDS như giáo sư Chu Hảo đã từng viết thư yêu cầu nhà cầm quyền phải đối thoại. Các nhóm XHDS sẽ cử người đại diện để đàm phán.
Đẹp đẽ nhất là trả lại quyền phúc quyết cho người dân.
Không còn con đường nào khác được nữa đâu, nếu những người lãnh đạo VN bây giờ còn tỉnh táo để cứu mình và cứu Đất Nước khỏi cảnh tàn sát đẫm máu hoặc giệt vong.
HÃY NGỒI XUỐNG VÀ ĐÀM PHÁN VỚI ĐẠI DIỆN CỦA DÂN KHI CÒN CHƯA QUÁ MUỘN.
(Ba Sàm)