Việt Nam Thời Báo

Lo ngại bị tố cáo cả họ làm quan, Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh đề nghị cấm đưa đơn tố cáo lên mạng XH

Vũ Tuấn An (FB): FB Thiểm Nguyễn gửi đến tôi 1 tin nhắn (không có đường link), ai biết tin này được kiểm chứng chưa thì cho ý kiến nhé!


Ông Nguyễn Nhân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh – Ảnh: Võ Hải/VNE
1. Bố: Nguyễn Nhân Chiến (sinh năm 1960) – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh.
2. Vợ ông Chiến: Ngô Thị Khường – Phó Trưởng Phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).
3. Con trai: Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984) – Tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).
4. Con trai: Nguyễn Nhân Đạt (sinh năm 1989) – Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).
5. Con dâu: Chu Thị Ngân (sinh năm 1984) – Trưởng phòng Dân vận của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ.
6. Con dâu: Nguyễn Minh Huệ (sinh năm 1989) – Phó Trưởng phòng Kinh tế Đối ngoại của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức)
7. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Thắng – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).
8. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Bình – Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (bằng ĐH tại chức).
9. Em dâu ông Chiến: Lại Thị Nguyệt – Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Bắc Ninh. Bà Nguyệt có bằng Trung cấp Dược sau đó học ĐH tại chức Dược. Việc bổ nhiệm 1 Dược sĩ làm GĐ Trung tâm Y tế có là khách quan ko? Tại sao ko phải là bổ nhiệm 1 Bác sĩ đa khoa?
10. Em dâu ông Chiến: Trần Thị Bích Liên – Trưởng phòng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức).
11. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Thị Ngọc – Trưởng phòng Công tác Học sinh sinh viên của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh. (ĐH tại chức)
12. Em rể ông Chiến: Nguyễn Trọng Oanh – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bắc Ninh (ĐH tại chức)
13. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Lừng – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh.
14. Cháu ông Chiến: Nguyễn Nhân Cường – Phó Trưởng phòng của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.
15. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Hữu Thọ – Bí thư đoàn Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
16. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Việt Giang – Giám đốc Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh (ĐH Tại chức).
17. Cháu ông Chiến: Nguyễn Thu Hương – Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Bắc Ninh. (ĐH tại chức)
18. Cháu dâu ông Chiến: Tạ Thị Huyền – Cán bộ Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
19. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Giang – Phó Trưởng công an huyện Tiên Du (ĐH tại chức)
20. Trưởng họ nhà ông Chiến: Nguyễn Nhân Công – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc (ĐH tại chức).
Ngoài danh sách 20 người kể trên còn có cả những người thuộc gia đình thông gia với nhà ông Chiến cũng được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng trong bộ máy công quyền của tỉnh Bắc Ninh như:
1. Nguyễn Trọng Cường (cháu ruột ông Nguyễn Trọng Oanh) – Trưởng phòng Đăng ký Đất đai của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Anh Cường tốt nghiệp Thạc sĩ năm 2013, có thể năm đó anh ta được xét vào công chức Nhà nước. Tuy nhiên tại sao việc bổ nhiệm anh Cường làm Trưởng phòng của một Sở lại cấp tốc đến vậy? Và cơ sở nào để xét thu hút nhân tài anh Cường trong khi cả tỉnh Bắc Ninh từ khi tách tỉnh 1997 đến nay mới tổ chức thi tuyển công chức duy nhất 1 lần. 
2. Chu Thị Thuý (em ruột Chu Thị Ngân) – Cán bộ của Sở Tài nguyên Môi trường (trường hợp tuyển dụng của chị Thuý giống với trường hợp anh Cường).
3. Chu Đăng Khoa (Anh ruột Chu Thị Ngân) – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ huyện Yên Phong.
4. Nguyễn Văn Lịch (em rể Chu Thị Ngân) – Đội trưởng đội Đăng ký xe của Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Ninh.
Trong danh sách 24 người kể trên thì đa phần đều học tại chức sau một số đi học Thạc sĩ để xoá bằng ĐH tại chức. Và ngoài 24 người kể trên còn rất nhiều người là họ hàng nhà ông Chiến đang công tác ở những cơ quan, đơn vị sự nghiệp khác của tỉnh và huyện.
Chúng ta thử làm một phép tính nhỏ: nguyên nhà ông Bí thư đã có từng này con người trong bộ máy công quyền, còn các ông khác nữa và lại còn bộ máy cũ còn tồn đọng của các ông thời trước nữa. Vậy cánh cửa của bộ máy công quyền có còn đc mở để xé vé cho con của những người nông dân lao động mà học thật có tài thật ko????
…….
Bí thư Bắc Ninh: Cần cấm đưa đơn tố cáo lên mạng xã hội

phien thao luan to cam dua don to cao len mang xa
Các đại biểu QH đoàn Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hậu Giang thảo luận tổ về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi)
Lo ngại nhiều người lợi dụng tố cáo nhằm mục đích hạ thấp uy tín người khác, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến đề nghị quy định cấm đưa đơn tố cáo lên mạng xã hội.
Thảo luận tại tổ chiều 30/5 về dự thảo Luật tố cáo (sửa đổi), ĐB Nguyễn Nhân Chiến – Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh góp ý vào quy định về các hình thức tố cáo. Theo đó, ông tán thành quan điểm chỉ nên tiếp nhận đơn tố cáo bằng đơn và trực tiếp, không nên bổ sung hình thức qua fax hay mail, để tránh tình trạng lợi dụng các hình thức mới này để bôi nhọ, hạ thấp nói xấu, xuyên tạc làm xấu hình ảnh các tổ chức, cá nhân.
Với các hành vi cấm, ông Chiến đề nghị bổ sung quy định không được đưa nội dung tố cáo lên mạng xã hội nhằm mục đích hạ thấp uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân. Vị ĐB này cũng cho rằng, đưa đơn tố cáo lên mạng rất phức tạp, người bị tố cáo bị ảnh hưởng rất lớn mặc dù nội dung tố cáo chưa chắc đúng.
“Đơn tố cáo được đưa lên mạng là cứ đồn nhau, từ quê hương, bạn bè, gây nên nghi ngờ, mất uy tín. Do đó cần quản lý, không được đưa đơn tố cáo lên mạng cá nhân, đưa lên là vi phạm” – ông Chiến góp ý và cho rằng trên trang mạng cá nhân, có thể nói chung chung, được quyền nêu quan điểm cá nhân, tỏ bức xúc, nhưng không được nêu rõ tên cơ quan đơn vị của người bị tố cáo.
ĐB Nguyễn Chiến – Phó Chủ nhiệm Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng nhất trí hình thức tố cáo bằng đơn và trực tiếp để tránh tình trạng lợi dụng tố cáo tràn lan, sai sự thật, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo, cơ quan bị tố cáo. “Nếu đồng ý gửi đơn tố cáo qua thư điện tử, điện thoại thì sẽ khó khăn trong việc giải quyết, vì vậy không nên đưa vào luật”- ông Chiến nói.
Đồng tình, ĐB Đào Tú Hoa (Hà Nội) đánh giá hình thức tố cáo bằng đơn hoặc trực tiếp sẽ xác định được trách nhiệm pháp lý của người tố cáo, tránh tình trạng tố cáo tràn lan hay lợi dụng tố cáo để cung cấp thông tin sai sự thật, ảnh hưởng đến danh dự người bị tố cáo. Các hình thức tố cáo khác như qua điện thoại, thư điện tử, theo bà Hoa chỉ nên coi là kênh tiếp nhận thông tin để tham khảo.
Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Hữu Chính – Chánh án TAND TP Hà Nội lại cho rằng tố cáo nhiều hình thức như trực tiếp, bằng đơn, qua fax, email, qua điện thoại đều hợp pháp và phù hợp với một số luật như Luật phòng chống tham nhũng.
ĐB Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cũng cho rằng không nên phân biệt giữa tố cáo bằng văn bản, tố cáo trực tiếp với tố cáo bằng fax, email, điện thoại, vì xét về bản chất, thì thông tin tố cáo mới là quan trọng nhất.
“Văn bản ở đây không nên hiểu chỉ là văn bản gốc, mà cần phải thừa nhận cả những văn bản được truyền qua fax, email và điện thoại. Đó chính là hình thức giao dịch điện tử, mà thời đại công nghệ số đang diễn ra, không thể không thừa nhận” – ông Vân nêu quan điểm.
Anh Thư – Ngân Anh
(Giao Thông)


Tin bài liên quan:

Nhận định về Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Phan Thanh Hung

VNTB – Khi quyền lợi người lao động: phụ nữ mang thai 7 tháng đâm đơn kiện doanh nghiệp

Phan Thanh Hung

VNTB- Vuột ông Trịnh Xuân Thanh: Thách thức chồng chất ông Nguyễn Phú Trọng

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.