Việt Nam Thời Báo

Luật sư lên tiếng về thông tin tước quốc tịch Việt Nam của GS Phạm Minh Hoàng

Cát Linh, phóng viên RFA

2017-06-05


Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng.

Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng.

 RFA photo


Sau một ngày chia sẻ bức tâm thư về việc nhận được thông báo bị nhà nước Việt Nam ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam, giáo sư Phạm Minh Hoàng, cựu tù nhân lương tâm, quyết định từ bỏ quốc tịch Pháp. Ý định này được ông chính thức đăng tải trên trang cá nhân của mình.
Sai pháp luật
Luật sư Đặng Đình Mạnh, người tư vấn pháp lý cho giáo sư Phạm Minh Hoàng cho biết thông tin tước quốc tịch của giáo sư Hoàng là hoàn toàn sai, chiếu theo Luật Quốc tịch Việt Nam.
“Về mặt pháp lý thì về qui định về luật quốc tịch Việt Nam thì chỉ có 2 đối tượng thuộc diện này, thì mới bị xem xét tước bỏ quốc tịch, được qui định tại điều 31:
‘Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam’.
Có một đối tượng thứ 2 là những người đã nhập tịch Việt Nam theo điều 19 mà có những hành vi tương tự như trên, thì cũng sẽ bị xem xét tước quốc tịch.”
Có thể nói quan hệ Việt Nam và Nhật Bản trong vòng 20 năm trở lại đây nhìn chung là ổn định và khá tốt đẹp. 
– Nhà báo Đỗ Thông Minh 
Thêm vào đó, theo Điều 4 của Luật Quốc tịch Việt Nam, mang tên Nguyên tắc Quốc tịch có qui định rằng:
“Chính phủ Việt Nam chỉ công nhận cho công dân Việt Nam 1 quốc tịch mà thôi. Nhiều người cứ tưởng Việt Nam công nhận song tịch là không đúng. Việt Nam chỉ công nhận 1 quốc tịch.”
Giải thích rõ thêm về những hồ sơ chứng minh quốc tịch Việt Nam kể từ khi giáo sư Hoàng trở về nước năm 2007, luật sư Mạnh cho biết:
“Trong văn bản 2007 cấp cho anh Hoàng có tên là giấy chứng nhận quốc tịch Việt Nam, trong đó có hai nội dung. Thứ nhất ghi là anh Hoàng chưa mất quốc tịch Việt Nam và hiện nay đang là người có quốc tịch Việt Nam, nghĩa là xác nhận 1 tình trạng quốc tịch, chứ không làm gì mới. Mà quốc tịch của anh Hoàng có từ lúc ảnh sanh ra. Cái văn bản đó cũng không phải là nhập quốc tịch theo Điều 19”.
Chính vì vậy, Luật sư Mạnh nhấn mạnh và khẳng định giáo sư Phạm Minh Hoàng không thuộc hai đối tượng trên.
“Hiện nay anh Hoàng là một người Việt thuần tuý không dính dáng gì đến nước ngoài.”
Tuy nhiên theo Luật sư Mạnh, chính quyền Việt Nam có thể căn cứ vào những qui định khác để thực hiện thông tin tước quốc tịch của Giáo sư Hoàng vì “thật ra chính quyền đang nắm trong tay bộ máy sức mạnh, để bảo đảm thực hiện theo ý muốn của họ, bởi thế họ có thể áp dụng những thủ tục khác mà chúng tôi cũng chưa thể hình dung ra được.”
Khả năng xấu nhất
Cho đến cuối  ngày thứ Hai, 5 tháng 6, gia đình Giáo sư Phạm Minh Hoàng vẫn chưa nhận được văn bản chính thức về việc ông bị tước quốc tịch Việt Nam.
Sau cuộc nói chuyện với ông Tổng lãnh sự Pháp đêm thứ Bảy, 3 tháng 6, Giáo sư Phạm Minh Hoàng cho biết:
“Mặc dầu phía chính quyền chưa gửi văn bản tước quốc tịch cho tôi, tuy nhiên tôi tin là phía Tổng lãnh sự Pháp đã nói là đúng. Phía lãnh sự cũng đã liên hệ lại với bộ ngoại giao Việt Nam để hỏi cụ thể, tuy nhiên phía Việt Nam cũng chưa trả lời họ”.
Nhật Bản được coi là người bạn chí cốt không những về viện trợ mà còn cả về quân sự.
– Nhà báo Đỗ Thông Minh
Luật sư Đặng Đình Mạnh cũng khẳng định vấn đề này và nói rằng chính vì hiện nay chưa nhận được văn bản chính thức từ phía chính quyền, nên cũng chưa thể khẳng định được là nhà cầm quyền đã tước bỏ quốc tịch của giáo sư Phạm Minh Hoàng hay chưa?
“Tới nay với cá nhân ông Hoàng thì họ chưa đưa một văn bản nào cả. Cho nên nếu ông Hoàng muốn làm thủ tục khiếu nại cũng rất khó, vì ông ấy đâu có gì trong tay đâu mà khiếu nại? Cho nên khi tư vấn cho ông Hoàng thì tôi phải nói là ‘giả thuyết thông tin của Đại sứ quán là đúng thì lúc đó mình mới phân tích về phương diện pháp lý được.”
Đặc biệt, một khả năng có thể xảy ra, mà theo luật sư Đặng Đình Mạnh, cũng như các vị luật sư hỗ trợ pháp lý khác dự đoán sẽ là một khó khăn cho giáo sư Phạm Minh Hoàng:
“Rất có thể là chính phủ khi họ xuất trình văn bản đó thì đồng thời họ làm luôn cái việc trục xuất ông Hoàng, thì gần như là ông Hoàng rất khó có điều kiện về thời gian để ông Hoàng làm cái việc khiếu nại.
Đây là việc mà chúng tôi là những người bảo vệ cho ông Hoàng cảm thấy rất lo lắng.”
Từ bỏ quốc tịch Pháp: Không cần thiết!
Như chúng tôi đã đưa tin trong bài phóng sự trước, Giáo sư Phạm Minh Hoàng, cựu tù nhân lương tâm, chia sẻ trên trang mạng xã hội ngày 1 tháng 6 cho biết, ông nhận được thông tin Chủ tịch Nhà nước Việt Nam ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông vào ngày 17 tháng 05, 2017.
Phản ứng trước hành động này của nhà cầm quyền, giáo sư Phạm Minh Hoàng đã tuyên bố “từ bỏ quốc tịch Pháp”. Vì theo ông “chỉ có như thế thì phía chính quyền mới không có lý do để trục xuất tôi ra khỏi đất nước quê hương mình”.
Tôi đánh giá rất cao điều đó nhưng về phương diện pháp lý thì không cần thiết.
– Luật sư Đặng Đình Mạnh
Vào ngày 2 tháng 6, Giáo sư Hoàng chính thức đăng tải trên trang cá nhân của mình lá thư TUYÊN BỐ TỪ BỎ QUỐC TỊCH PHÁP gửi đến ông Tổng lãnh sự Pháp.
Tuy nhiên, theo phân tích và ý kiến cá nhân của luật sư Mạnh thì giáo sư Hoàng không cần phải từ bỏ quốc tịch Pháp của mình.
“Đây rõ ràng thể hiện quyết tâm rất cao của anh Hoàng là muốn sống chết và cống hiến sức lực tài năng của mình cho đất nước. Tôi đánh giá rất cao điều đó nhưng về phương diện pháp lý thì không cần thiết.”
Vụ việc của Giáo sư Phạm Minh Hoàng được luật sư Đặng Đình Mạnh nhận xét là chưa từng xảy ra ở Việt Nam, “là trường hợp đầu tiên nhà nước Việt Nam áp dụng biện pháp tước quốc tịch.”
Cũng có cùng ý nghĩ giáo sư Phạm Minh Hoàng, vợ của ông là bà Lê Thị Kiều Oanh chia sẻ với chúng tôi rằng gia đình bà sẽ tranh đấu đến cùng cho quyền được sống và chết trên quê hương.

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.