Việt Nam Thời Báo

Nền kinh tế Trung Quốc bị bao vây và nguy khốn: Thị trường bất động sản

Thời xa xưa, tại vị trí Cai Hạ (nay thuộc tỉnh An Huy) 10 vạn quân của Tây Sở do Hạng Vũ thống lĩnh, vào những năm cuối đời nhà Tần (221-206 TCN), đã bị mắc kẹt và bị bao vây bởi Lưu Bang – vị hoàng đế của nhà Hán.

Trong một bước chiến lược cuối cùng để đoạt phần thắng, Lưu Bang đã ra lệnh cho binh lính hát những bài hát dân gian vào giữa đêm để làm cho quân đội nhà Tây Sở tin rằng nhà Tây Sở đã bị diệt vong và quân đội đã bị bắt giữ.


Một công nhân xây dựng Trung Quốc ngáp khi đang quét sơn phía bên ngoài của một khu phức hợp căn hộ mới ngày 29/8/2014 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Việc xây dựng nhanh chóng và đầu tư tràn lan vào bất động sản ở Trung Quốc đã tạo ra một bong bóng, và bong bóng này đang dần dần xì hơi. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)
Một công nhân xây dựng Trung Quốc ngáp khi đang quét sơn phía bên ngoài của một khu phức hợp căn hộ mới ngày 29/8/2014 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Việc xây dựng nhanh chóng và đầu tư tràn lan vào bất động sản ở Trung Quốc đã tạo ra một bong bóng, và bong bóng này đang dần dần xì hơi. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)
Nghe những bài hát này làm cho binh lính của Tây Sở nhớ nhà. Nhiều lính bỏ hàng ngũ tháo chạy. Trong khi đó, Hạng Vũ cố gắng phá vỡ vòng vây với chỉ 26 binh sĩ còn lại. Ông chạy nhầm vào một đầm lầy ở Ô Giang (nay thuộc tỉnh An Huy). Bị bao vây bởi 5000 kẻ thù và không có chiếc thuyền nào để đi, ông đã tự sát. Từ đó thành ngữ “bài hát Tây Sở” được dùng để chỉ một khủng hoảng từ nhiều mặt.

Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đang sụp đổ trên tất cả các mặt trận. Với một thị trường bất động sản đóng băng, một ngành công nghiệp sản xuất trên bờ vực sụp đổ, một chuỗi các vụ vỡ nợ tài chính (ngân hàng và các quỹ tư nhân), tình hình quan hệ xấu đi với các nước xung quanh, và thoái vốn nước ngoài, Trung Quốc đã ở trong tình thế “bị bao vây bởi bài hát Tây Sở” ở khắp mọi nơi.

Niềm tin của công chúng

Nền kinh tế Trung Quốc vướng vào rắc rối lớn trong năm 2011 khi các khoản nợ xấu bùng nổ – thường được gọi là “chuỗi vỡ vốn”. Toàn bộ nền kinh tế của Trung Quốc ngày nay được chia nhỏ thành nhiều silo. Sự sụp đổ kinh tế lan rộng dần về mặt địa lý và dọc theo các ngành công nghiệp, cũng tương tự như từng cửa hàng phá sản và biến mất khỏi các con phố.

Khi đất nước đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội, đa số người dân Trung Quốc hoặc không chú ý, hoặc không muốn xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Họ vẫn hy vọng rằng sức mạnh của “hệ thống” sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề.

Một mặt, họ bị đắm mình trong các tuyên truyền của chính phủ. Khi nhìn thấy những người xung quanh họ trở nên giàu có, họ tin rằng nền kinh tế đang phát triển, và sẽ vượt qua Hoa Kỳ trong thời gian không lâu nữa. Theo đó, họ sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển này. Mặt khác, hầu hết mọi người đều đang bận tâm với hạnh phúc của riêng mình và nhắm mắt làm ngơ với sự đau khổ của người khác. Đó là suy nghĩ hẹp hòi của đa số. Một ngày nào đó họ có thể choàng tỉnh, và thấy mình đang bị mắc kẹt trong vũng lầy kinh tế.

Trên bề mặt, nền kinh tế Trung Quốc có vẻ như ổn định. Nhưng thực tế, dưới tuyên truyền của nhà nước, tin tức không phù hợp hoặc là bị kiểm duyệt hoặc chỉ được công bố kín đáo.

Họ bị đắm mình trong các tuyên truyền của chính phủ và khi nhìn thấy những người xung quanh họ trở nên giàu có, họ tin rằng nền kinh tế đang phát triển


Trong khi đó, chính quyền luôn hát điệp khúc “giấc mơ Trung Hoa” to hơn mỗi ngày. Mọi người đang bị ve vuốt bởi niềm tự hào dân tộc sai lầm khi mà các lãnh đạo chính quyền được xem như đấng cứu thế và thể hiện sự giàu có của họ. Phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin dồn dập về chuyện tầm phào, chương trình tài năng và các vụ bê bối tình dục. Các chương trình truyền hình chẳng có gì ngoài những câu chuyện vô nghĩa về những người hùng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng ‘sức mạnh siêu nhiên’ để đánh bại quân xâm lược Nhật Bản.

Tin rằng sự tín nhiệm đáng quý hơn vàng, người dân vui vẻ tiêu xài tiền tiết kiệm của mình để hỗ trợ nền kinh tế và làm chậm lại sự sụp đổ sắp xảy ra. Kết quả là, đa số người dân Trung Quốc vẫn rất tự tin về nền kinh tế, trừ những người đã trở thành nạn nhân của nó.

Bắt đầu của sự kết thúc 

“Bài hát Tây Sở” thậm chí còn được hát lớn hơn vào cuối năm 2014. Nhiều phân khúc xã hội sụp đổ, các phân khúc khác đang bắt đầu cảm nhận được thiệt hại. Công chúng nhận ra rằng nền kinh tế đang có vấn đề, và họ quan ngại về tình hình. Nhưng thay vì cố gắng để có cái nhìn toàn cảnh nhằm đưa ra quyết định, nhiều người chỉ hy vọng rằng các phân khúc khác của xã hội sẽ trở nên yếu kém hơn và sụp đổ nhanh hơn, và họ có thể tồn tại một mình.

Những người đã quen thuộc với việc kinh doanh trong các khu mua sắm biết rằng hy vọng đó là sai lầm: khi chỉ còn hơn 1/3 các gian hàng trong một trung tâm mua sắm, các trung tâm mua sắm đó khó có thể tồn tại. Người dân Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cho nền kinh tế chỉ vì họ lờ đi tình hình thực tế.

Khi công quỹ cuối cùng cạn kiệt, khủng hoảng kinh tế sẽ kích hoạt và lan rộng ra tất cả các lĩnh vực của xã hội. Vì vậy, một khi tin tức về các cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng ra cộng đồng, Trung Quốc sẽ trải qua một sự sụp đổ kinh tế nhanh chóng và to lớn, châm ngòi cho các cuộc khủng hoảng xã hội.

Sự kết thúc sẽ bắt đầu ở tình trạng thị trường bất động sản bị đóng băng


Trong quá khứ, chính quyền củng cố niềm tin của công chúng bằng cách hỗ trợ cho các thành phần dễ nhận thấy và đại diện cho nền kinh tế quốc doanh. Sự thất bại của các tổ chức kinh tế do nhà nước hỗ trợ sẽ đập vỡ niềm tin của công chúng.

Sự kết thúc sẽ bắt đầu ở tình trạng thị trường bất động sản bị đóng băng. Bất động sản là một trụ cột chính của nền kinh tế Trung Quốc và là niềm tin của công chúng. Kể từ khi chính quyền bơm 4.000 tỷ nhân dân tệ vào thị trường trong năm 2008 để đối ứng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì bất động sản và các lĩnh vực cơ sở hạ tầng (bao gồm cả đường sắt, đường cao tốc, giao thông vận tải, năng lượng v.v…) đã chiếm trên 50% của GDP của quốc gia.

Xem thêm:

Vì sao dữ liệu kinh tế của Trung Quốc không đáng tin

Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ được hỗ trợ từ bất động sản. Ví dụ, một phần lớn của vốn đầu tư vào hệ thống đường sắt hoặc tàu điện ngầm cần phải được phục hồi bằng cách tăng giá trị bất động sản tại các khu vực xung quanh.

Thị trường bất động sản rất lớn và có lợi nhuận cao. Khối tài sản khổng lồ này chảy ra khỏi thị trường bất động sản cũng đang thúc đẩy tiêu dùng của những người đang ở trong chính phủ hoặc có mối quan hệ gần gũi với chính quyền. Các ngành công nghiệp cũng đang thu hút họ, chẳng hạn như ngành công nghiệp ô tô, dịch vụ bán lẻ, thực phẩm cao cấp và du lịch đã phát triển rất nhanh.

Từ quan điểm của người dân, mặc dù giá cả nhà ở và các chi phí khác trong cuộc sống đã tăng mạnh, nhưng sự gia tăng về giá trị tài sản ròng của bất động sản mà họ sở hữu không chịu tác động của lạm phát. Khi giá nhà đất tiếp tục tăng nhanh, người dân có một niềm tin như niềm tin tôn giáo rằng giá nhà đất sẽ không bao giờ giảm, và xem nó như là một dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính là ổn định.

Khi giá nhà đất tiếp tục tăng nhanh, người dân có một niềm tin như niềm tin tôn giáo rằng giá nhà đất sẽ không bao giờ giảm, và xem nó như là một dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính là ổn định.


Ngay cả khi một số khu vực đã cho thấy sự ​​sụt giảm về giá bất động sản, nhà đất nhàn rỗi, và thị trấn ma nổi lên, người dân ở các khu vực khác vẫn không tin rằng giá nhà ở tại khu vực của họ có thể có thể bị rớt xuống. Hơn nữa, chính quyền thực hiện kiểm soát vĩ mô để ngăn chặn giá nhà đất ​​đi lên quá nhanh, làm nhiều người tin rằng giá bất động sản chỉ có thể tăng.

Mọi người tin rằng nền kinh tế đang được cải thiện khi họ thấy giá nhà đất tăng, thị trường ô tô phát triển, và thấy từng lô nhà hàng xuất hiện. Trong khi đó, họ lại không quan tâm đến sự gia tăng về vấn đề xuống cấp của môi trường, an toàn thực phẩm, vấn đề chênh lệch thu nhập và lạm phát giá cả.

Các ngân hàng đã tăng lãi suất huy động để thu hút khách hàng, dẫn đến sự kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản vay liên quan đến bất động sản – điều này đã tác động tức thời về doanh số bán bất động sản. Một số người đã nhận ra rằng thật khó để bán nhà, và hầu như chẳng có cách nào để tăng giá.

Qua thời gian, danh tiếng của thị trường bất động sản đã bị rớt xuống. Thị trường trì trệ đã nhấn chìm chính quyền địa phương tại Trung Quốc vào nợ nần, vì hầu hết họ đều phụ thuộc rất nhiều vào bất động sản (từ việc bán đất và các loại thuế bất động sản) để có doanh thu.

So với sự thua lỗ từ phân khúc bất động sản, số tiền tiết kiệm có được từ các chiến dịch chống tham nhũng (nếu không bị hối lộ) – như họ tuyên truyền – chỉ như muối bỏ bể. Nhiều chính quyền địa phương sẽ bị phá sản và chính phủ trung ương không giúp họ bằng cách phát hành tiền. Nhưng khoản viện trợ này không thể giải quyết vấn đề nợ. Hiện nay hầu hết chính quyền địa phương đã phải ngừng trả nợ, bao gồm cả các khoản vay ngân hàng và các hóa đơn. Họ đang trong vòng phá sản.

Chính quyền địa phương tuyệt vọng

Vào nửa cuối năm 2014, chính quyền địa phương đã ở tình cảnh tuyệt vọng về doanh thu, họ đã nâng giới hạn mua bất động sản để kích thích thị trường này. Nhưng họ nhanh chóng hiểu được rằng, do sự kiểm soát thắt chặt cho vay, không biện pháp hành chính nào có thể đẩy mạnh doanh số bán hàng bất động sản. Các chính quyền địa phương sau đó kêu gọi các ngân hàng nới lỏng chính sách cho vay, nhưng không thể được.

Vào cuối Quý 3/2014, dưới áp lực của chính quyền địa phương, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ban hành các hướng dẫn hỗ trợ nới lỏng hơn về vay bất động sản. Mặc cho những lạc quan và hy vọng để phục hồi thị trường này, những hướng dẫn đó không mang đến ràng buộc nào cho ngân hàng thương mại.

Ngược lại, các ngân hàng lại sử dụng các hướng dẫn để thu thập các khoản thế chấp, thay vì cho vay nhiều hơn. Sau tháng 10/2014, nhiều người đã từ bỏ hy vọng rằng thị trường bất động sản sẽ phục hồi, giống như những năm 2008 và 2009. Không có nguồn vốn bổ sung để kích thích doanh số bán nhà và để mang nó vào trong thu nhập thuế, các chính quyền địa phương hiện đang trong cơn tuyệt vọng.

Từ năm 2012, nguồn vốn mới từ nước ngoài đã không còn chảy vào bất động sản


Những gì mà các ông trùm bất động sản đang thực hiện là chỉ báo tốt về tình hình thị trường bất động sản hiện nay ở Trung Quốc. Vào cuối thế kỷ 20, chính quyền đã quyết định sử dụng thị trường bất động sản như một trụ cột kinh tế lớn và nguồn thu nhập chính. Nhưng do nguồn cung tiền tệ ở trong nước vào thời điểm đó nhỏ hơn nhiều, chính sách này chỉ tạo cơn sốt bất động sản ở một vài khu vực.

Tại thời điểm đó, nhà kinh doanh bất động sản nổi tiếng tại Hồng Kông, Lý Gia Thành, bước vào thị trường Trung Quốc đại lục để tích trữ đất. Sau đó, doanh nghiệp Trung Quốc đã trở nên giàu nhờ vào sự gia tăng của xuất khẩu sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Doanh nghiệp này bắt đầu thành lập các nhóm để đầu tư đầu cơ trên thị trường bất động sản (ví dụ, các thương nhân từ thành phố Ôn Châu, và các ông chủ than từ tỉnh Sơn Tây).
Đỉnh điểm của tỷ suất lợi nhuận cao, các gói kích thích của chính phủ 4 tỷ nhân dân tệ (640.000.000 USD) trong năm 2008 đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn vào thị trường bất động sản của Trung Quốc. Khi giá nhà đất và bán đất tăng vọt, các nhà đầu tư đầu như ông Lý Gia Thành nhận thấy giá trị của đất đai mà họ đã mua hơn một thập kỷ trước đây giờ được nhân với hàng trăm lần. Với số vốn dường như không giới hạn từ tất cả các nguồn, nhiều khu dân cư và thương mại được xây dựng trên khắp đất nước.

Nhưng giờ, các nhà đầu tư đang nắm giữ trở lại. Từ năm 2012, nguồn vốn nước ngoài đã được chuyển đi khỏi lĩnh vực bất động sản. Ông chủ bất động sản tại địa phương như Wang Shi và Pan Shiyi cũng đang phải phân bổ lại một cách có hệ thống vốn khi họ nhìn thấy nguy cơ cao trong thị trường bất động sản hiện nay.

Vanke Corp, nhà phát triển bất động sản nhà ở lớn nhất, đang chuyển vốn ra nước ngoài bằng cách phát triển và bán tài sản ở các nước khác. Nhà phát triển Hồng Kông, như Lý Gia Thành, cũng đang chạy trốn khỏi Trung Quốc đại lục bằng cách cố gắng bán tài sản không được chú ý đến, trong khi vẫn ca ngợi thị trường bất động sản của Trung Quốc. Nhưng vì họ đã tích trữ tài sản rất nhiều, hầu hết trong số họ phải bán với giá rất thấp với hy vọng bán nhanh hơn. Điều này cho thấy các nhà đầu tư vào Trung Quốc đang rốt ráo tìm cách ra khỏi thị trường bất động sản.

Mọi việc tồi tệ hơn nữa khi ngày càng có ít vốn gia nhập thị trường, làm cho sức mua giảm mạnh. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế chung và việc gia tăng các doanh nghiệp ảo, nhu cầu đối với tài sản và các tòa nhà văn phòng thương mại đang giảm đi. Thị trường đã trở nên trì trệ.

Các mục tiêu thu nhập thấp

Nhu cầu về nhà ở cho thấy bức tranh một tương lai ảm đạm của thị trường. Bất động sản luôn bị chi phối bởi những người giàu có. Từ Trung Quốc cổ đại đến châu Âu, đất đã được tập trung trong tay địa chủ lớn hay quý tộc, họ thuê nông dân thuê làm việc trên đất đai. Giá trị đất nông nghiệp giảm giá sau cuộc Cách mạng Công nghiệp đầu tiên, trong khi đất đô thị lại tăng giá trị.

Khi xã hội chuyển sang một thời kỳ công nghiệp hóa, một ngôi nhà trên 0,1 mẫu đất có thể được định giá cao hơn 100 mẫu đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Các thị trường vốn sau đó đã hình thành trong xã hội công nghiệp, theo đó của cải xã hội được phân bổ tương đối đồng đều và lợi ích của người dân được gắn chặt chẽ hơn với nhau. Bất động sản đã trở thành một phần quan trọng của thị trường tài chính sau khi được chứng khoán hóa.

Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, các quỹ đầu tư nước ngoài, thường lên tới hàng trăm triệu USD mỗi dự án, bước vào thị trường Trung Quốc. Nguồn vốn này, cùng với các khoản vay ngân hàng, trở thành chủ tọa trong thị trường bất động sản và thu hút vốn tư nhân nhỏ hơn tham gia. Các khoản vốn lớn một cách nhanh chóng đã đẩy giá nhà ở đồng thời mở rộng thị trường nhà ở vốn rất nhỏ trước đây. Từ năm 2009, đầu cơ bất động sản đã trở thành một phương thức đầu tư phổ biến ở Trung Quốc. Gần như tất cả mọi người có đủ tiền đều tham gia vào cuộc chơi.

Những thời cơ vàng của thị trường đang đến hồi kết khi người thu nhập thấp trở thành người mua chủ chốt


Sau năm 2012, cái gọi là “nhu cầu mua cố định” đã được tuyên truyền rộng rãi như là một yếu tố chính dẫn dắt thị trường . Tuy nhiên, những người có nhu cầu “mua cố định” chủ yếu là những người có thu nhập thấp phải đi vay từ bạn bè và gia đình để thanh toán. Vào thời điểm đó, các quỹ lớn đều đã được thoái vốn, hoặc đã bị mắc kẹt.

Hầu hết các quỹ đầu tư tư nhân của nhà đầu tư nhỏ cũng bị đóng băng. Mặc dù nhiều người có thu nhập thấp hơn tin vào những thông tin tuyên truyền vẫn đang gia nhập thị trường, số tiền đổ vào ngày càng ít đi. Nửa cuối năm 2014, hầu như không có bất kỳ vụ đầu tư bất động sản lớn nào.

Nhà đầu tư có kinh nghiệm biết rằng thời điểm lý tưởng của thị trường đang đến hồi kết thúc khi người có thu nhập thấp trở thành người mua chính. Không giống như khủng hoảng thế chấp ở Mỹ – bắt đầu từ chính phủ, và các tổ chức tài chính cấp vốn cho các nhóm có thu nhập thấp mua nhà; thảm họa cho thị trường bất động sản Trung Quốc đến từ việc khai thác quá mức tài sản cá nhân.

Không thể bán

Những người càng tham gia thị trường bất động sản Trung Quốc hiện nay, thì lại càng cảm thấy nao núng. Nhiều người nghĩ rằng giá nhà đất là một chỉ số về sức khỏe của thị trường. Mà giá thì vẫn tăng, nên một số người tiêu dùng vẫn lạc quan, ngay cả khi các giao dịch đã trở nên trì trệ.

Tại một số thành phố hạng nhất, những người sở hữu nhiều tài sản đã cảm nhận được vấn đề và cố gắng bán theo giá thị trường. Nhưng tuy đã giảm giá nhiều nhưng không ai hỏi mua cả.

Trong khi đó, hầu hết người mua phải sử dụng vốn vay thương mại với một khoản đặt cọc cao và lãi suất cao để mua nhà, vì các ngân hàng đã hạn chế cấp các khoản vay cho các tài sản hiện có. Khi các ngân hàng thắt chặt hơn nữa các khoản vay, người mua ở nhiều nơi sẽ cần phải thanh toán hết tiền mua nhà trong một lần, mà điều này sẽ khó mà xảy ra.

Mặc dù chủ sở hữu sẵn sàng giảm giá, thì vẫn khó mà bán được.


Hầu hết các chủ sở hữu không biết phải định giá tài sản như thế nào. Để làm mọi thứ tồi tệ hơn, chính quyền địa phương thiết lập “giá tham chiếu” cao  và đánh thuế dựa trên những giá này. Như vậy, mặc dù chủ sở hữu sẵn sàng giảm giá, thì vẫn khó mà bán được.

Tuy nhiên, những tay buôn đất tư nhân đang bắt đầu nhận ra rằng giá trị của các tài sản của họ có cao đến đâu trên giấy thì chúng cũng không có tính thanh khoản. Không may là họ nhận ra quá muộn. Những người đã đặt cược tất cả hoặc hầu hết tài sản vào bất động sản đang hoảng loạn, bởi vì họ sắp mất nguồn thu nhập sau khi nghỉ hưu, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi.

Tại thời điểm này, ngoại trừ một số người có thu nhập thấp và không am hiểu về kinh tế vẫn còn đang xem xét mua đất cho mục đích riêng, nhiều người đã thấy thị trường tồi tệ như thế nào. Niềm tin giảm, kéo theo sức mua đi xuống.

 Thiệt hại của chính quyền địa phương

Nhưng các chính quyền địa phương thậm chí còn đang hoảng sợ hơn. Việc tạm dừng giao dịch bất động sản khiến doanh thu của chính phủ đang trở nên bị thâm hụt. Không lâu nữa, họ sẽ phải đối mặt với thiệt hại gây ra do phá sản, như mất khả năng chi trả tiền lương, lương hưu và các khoản thanh toán chăm sóc sức khỏe.

Kết quả là, một mặt chính quyền đưa ra các loại chính sách kích thích thị trường: để nhử mua hơn là để phục hồi thị trường; mặt khác, họ thúc giục chính quyền trung ương và các ngân hàng trung ương in thêm tiền giống như năm 2008.

Từ quan điểm của chính quyền địa phương, chỉ có việc phát hành quy mô lớn mới có thể giúp bán nhà và mang lại doanh thu. Mặc dù Bắc Kinh bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ các ngành công nghiệp bất động sản, nhưng cơ hội in ấn tiền với số lượng lớn là ở mức tối thiểu. Điều này khiến chính quyền địa phương trở nên tuyệt vọng.

Không nghi ngờ gì nữa, sự sụp đổ của thị trường bất động sản sẽ đẩy nhanh sự sụp đổ của hệ thống, vì các cán bộ hành chính ở tất cả các cấp đã bòn rút thu nhập “đen” từ bất động sản. Bây giờ, thu nhập đó sẽ giảm mạnh, các cán bộ cấp trung bình và thấp sẽ thấy thu nhập và phúc lợi của họ bị giảm đáng kể, và sẽ mất đi động lực. Do đó, chính quyền Trung Quốc sẽ khó khăn hơn để duy trì cho hệ thống hoạt động.

Xung đột giữa chính phủ và người dân sẽ xảy ra sau đó, thường xuyên hơn và dữ dội hơn.


Một tác dụng phụ của vấn đề này là chính quyền địa phương sẽ tận dụng mọi cơ hội để bóc lột con người nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng sắp xảy ra và duy trì hoạt động của chế độ. Kết quả là, xung đột giữa chính phủ và người dân sẽ xảy ra sau đó, thường xuyên hơn và dữ dội hơn, đặc biệt là các tranh chấp đất đai liên quan.

Chính quyền địa phương sẽ khó mà nhận được tiền hoàn trả vốn vay và các hóa đơn từ các dự án xây dựng. Tại những nơi mà tình hình tài chính tương đối tốt, quan chức sẽ chi tiêu tối đa để kiếm tiền cho bản thân trước khi nguồn thu cho chính phủ cạn kiệt. Các quan chức cũng sẽ chuyển giao tài sản cho gia đình và các tài khoản cá nhân ở nước ngoài nhiều hơn, để họ chuồn đi càng sớm càng tốt trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Xã hội tan rã

Nói đơn giản, thị trường bất động sản đóng băng sẽ dẫn đến sự tan rã của các nhóm lợi ích trong xã hội Trung Quốc.


Nói đơn giản, thị trường bất động sản đóng băng sẽ dẫn đến sự tan rã của các nhóm lợi ích trong xã hội Trung Quốc. Bản chất của nền kinh tế Trung Quốc là độc tài cộng sản, được hỗ trợ bởi kiểm soát của Đảng Cộng sản ở trung ương, kiểm soát cấp địa phương, và những người ủng hộ xã hội (tư nhân và các quỹ nước ngoài).

Một mô hình như vậy tương tự như của một quân đội, trong đó trung ương cai trị thông qua một số ngành trọng điểm và gửi đi nhiều binh lính để chiến đấu và chết. Trong một hệ thống như vậy, cơ sở hạ tầng và bất động sản là hai trụ cột chính của nền kinh tế, và là các công cụ chính để hút tài sản cá nhân vào nền kinh tế nhà nước tập trung.

Sự sụp đổ của thị trường bất động sản đã đánh dấu việc thoát ra của tài sản tư nhân và sự quay lưng các ông chủ giàu có còn lại. Bây giờ chính quyền không thể lèo lái nguồn vốn từ quần chúng, cho dù họ cố gắng đến đâu. Khi các nhà đầu tư tư nhân bắt đầu suy nghĩ về lợi nhuận của họ và dừng việc mua tài sản một cách mù quáng, hệ thống kinh tế sẽ tan rã do thiếu nguồn vốn mới. Tương tự như một đội quân mà nhiều binh lính đang chạy trốn và các cán bộ đang mất kiểm soát.

Chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và công chúng ngày càng có lợi ích kinh tế khác nhau


Các hệ thống kinh tế địa phương là liên kết yếu nhất trong guồng máy. Các chính quyền địa phương đang bị ám ảnh bởi nợ, thiếu thu nhập, và bội chi. Hệ thống kinh tế trung ương là tương đối mạnh, nhưng do ảnh hưởng từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản trì trệ, chính quyền trung ương có tăng trưởng doanh thu thuế chậm chạp, và các doanh nghiệp nhà nước cũng đang nhận thấy thu nhập của họ giảm dần đi.

Khi xung đột do lợi nhuận giảm trở nên rõ nét hơn, chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và công chúng ngày càng có lợi ích kinh tế khác nhau. Nếu có bất kì sự thay đổi kinh tế lớn nào xảy ra, ba nhóm này sẽ bị phân chia mạnh hơn nữa, và tất cả sẽ tìm kiếm sự an toàn và lợi nhuận theo những cách khác nhau. Khi đó, khủng hoảng xã hội sẽ là “bài hát Tây Sở” trước sự sụp đổ cuối cùng của nền kinh tế Trung Quốc.

Born 0715

Ánh Sao biên dịch

Đây là bài đầu tiên trong loạt bài của tác giả “Born 0715” tại Viện Kinh tế Trung Quốc và nghiên cứu văn hóa. Bài viết được dịch từ bản tiếng Anh đăng trên The Epoch Times.

(Đại Kỷ Nguyên VN)

Tin bài liên quan:

“Những tín hiệu “khả quan” chưa phản ánh đầy đủ thị trường BĐS”

Phan Thanh Hung

VNTB – Mỹ công bố ưu tiên chi tiêu quốc phòng: chống Nga và Trung Quốc

Phan Thanh Hung

VNTB – Từ tốt đến vĩ đại

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo