Việt Nam Thời Báo

Tránh ảo tưởng về nợ xấu

Theo Thời đại

Với quy mô GDP theo giá danh nghĩa hiện khoảng trên 5 triệu tỷ đồng thì quy mô nợ xấu tính theo GDP cũng vào khoảng 10-12%, một con số rất đáng kể. Quả thật, nếu nền kinh tế được bổ sung thêm một nguồn vốn với quy mô này thì tốc độ tăng trưởng Việt Nam đã khác trong suốt thời gian qua.

Nợ xấu được xác định đến cuối tháng 12/2016 là khoảng 600 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,8% tổng dư nợ. Về con số này, có đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề rằng “chúng ta làm sao vận hành để 600.000 tỷ này quay lại để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế khi mà nguồn lực của chúng ta còn rất hạn chế. Với con số này chúng ta có thể làm được 3 sân bay Long Thành mà Quốc hội chúng ta đang đưa ra bàn”.
Với quy mô GDP theo giá danh nghĩa của Việt Nam hiện vào khoảng trên 5 triệu tỷ đồng, nên quy mô nợ xấu tính theo GDP cũng vào khoảng 10-12%, một con số rất đáng kể. Quả thật, nếu nền kinh tế Việt Nam được bổ sung thêm một nguồn vốn với quy mô này thì tốc độ tăng trưởng Việt Nam đã khác trong suốt thời gian qua.
Vậy 600 nghìn tỷ đồng này đang nằm ở đâu, liệu có lấy lại hay hồi phục được không?
Trước tiên, có thể khẳng định rằng nói quy mô nợ xấu lên tới 600 nghìn tỷ hay 1 triệu tỷ đồng cũng không có nghĩa là số tiền này đang “nằm chết” đâu đó trong cái “nấm mồ” được gọi là nợ xấu nên phải tìm cách “khai quật” và đưa chúng trở lại lưu thông trong nền kinh tế.
Cụ thể hơn, ví dụ ngân hàng thương mại A cho doanh nghiệp B vay X đồng với tài sản thế chấp Y. Sau một thời gian thì khoản vay X đồng này được đánh giá là nợ xấu nhưng ngân hàng A chưa thanh lý tài sản Y được vì một số lý do, và bởi vậy nên khoản nợ xấu X này cứ bị treo trên sổ sách của ngân hàng A.
Tuy vậy, điều này không có nghĩa là nền kinh tế đã mất đi một khoản vốn tương đương với X đồng khi khoản cho vay này được xác định là nợ xấu. Bởi doanh nghiệp B sau khi vay X đồng, đã mang số vốn này chi tiêu, thanh toán và đầu tư đâu đó trong nền kinh tế. Nói cách khác, số vốn X đồng này đã “hòa tan” vào trong nền kinh tế, dù trên danh nghĩa doanh nghiệp B vẫn đang nợ ngân hàng A một khoản nợ (xấu) là X đồng với tài sản thế chấp chưa thể thanh lý được.
Giả sử nhờ có nghị quyết xử lý nợ xấu mới đây của Quốc hội, ngân hàng A xử lý được thành công tài sản thế chấp của doanh nghiệp B và thu về được đúng số vốn đã cho vay ban đầu là X đồng. Nhưng lúc này cũng không thể nói rằng nền kinh tế đã tiếp nhận thêm một nguồn vốn mới trị giá X đồng được ngân hàng A rót thêm vào, thông qua một khoản cho vay mới với một doanh nghiệp C nào đó.
Điều này là bởi số vốn ngân hàng A nhận được từ xử lý tài sản thế chấp Y là số vốn rót ra bởi một cá nhân, tổ chức nào đó đứng ra mua lại tài sản Y này. Cá nhân, tổ chức mua nợ xấu này rút một khoản tiền gửi tại ngân hàng (tức rút khỏi nền kinh tế) trị giá X đồng để mua tài sản thế chấp Y do ngân hàng A nắm giữ. Sau khi nhận được số tiền X này, ngân hàng A cho doanh nghiệp C vay X đồng để rồi doanh nghiệp C lại đem X đồng này chi tiêu, thanh toán và đầu tư ngược trở lại nền kinh tế. Cứ như vậy, nên lượng vốn X đã luân chuyển từ tay này sang tay khác trong nền kinh tế mà không mất đi đâu, nằm chết ở đâu cả.
Từ phân tích trên có thể thấy rõ là dù nợ xấu có được xử lý sạch sẽ, rốt ráo và hệ thống ngân hàng thu hồi đồng thời cả 600 nghìn tỷ đồng trị giá nợ xấu thì nền kinh tế vẫn chỉ có từng đó số tiền/vốn như trước khi 600 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý. Do đó, vốn thiếu thì vẫn cứ thiếu, và dù chỉ xây một góc của sân bay cũng sẽ phải “giật gấu vá vai” chứ chẳng dám nói đến đủ vốn để xây những 3 cái sân bay Long Thành.
Cũng liên quan đến chuyện trên, một vấn đề khác được đặt ra là liệu có phải khi nợ xấu được xử lý rốt ráo thì chắc chắn lãi suất cho vay sẽ hạ đi (vì ngân hàng không phải trích lập dự phòng, và vì lợi nhuận của ngân hàng được đảm bảo nên không cần phải tính lãi suất cho vay cao để bù đắp tổn thất do nợ xấu)?
Câu trả lời là… còn tùy!
Đầu tiên là tùy vào mức độ cạnh tranh cho vay trong hệ thống ngân hàng. Nếu các ngân hàng phải cạnh tranh mạnh mẽ để giành giật khách hàng thì việc xử lý nợ xấu và tài sản thế chấp sẽ giúp ngân hàng có thêm sức lực để cắt giảm lãi suất cho vay nhằm chiến thắng trong cuộc đua giành khách. Nhưng cũng lưu ý thêm là trong bối cảnh này thì dù nợ xấu không được xử lý ổn thỏa, các ngân hàng vẫn phải đối mặt với áp lực giảm lãi suất để trở nên cạnh tranh hơn so với đối thủ.
Ngược lại, nếu sự cạnh tranh giữa các ngân hàng không đủ mạnh và/hoặc khách hàng đi vay phải “cạy cục” ngân hàng để vay được vốn, thì lúc này các ngân hàng chẳng có lý do và động cơ gì phải cắt giảm lãi suất. Thị trường lúc này là thị trường của các ngân hàng chứ không phải khách hàng, nên, với nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng sẽ tiếp tục giữ lãi suất cho vay ở mức cao, không có ý định cắt giảm lãi suất cho khách hàng, trừ khi theo chỉ đạo của cơ quan quản lý.
Tiếp đó là tùy vào thái độ của cơ quan quản lý, trong trường hợp này là Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Trước đây, NHNN đã phải chấp nhận một số biện pháp mềm dẻo để nợ xấu trong hệ thống theo báo cáo không trở nên quá lớn gây áp lực lên sự ổn định hệ thống, hay để hệ thống ngân hàng có thêm thời gian và tiềm lực để xử lý nợ xấu như giãn thời gian áp dụng các chuẩn mực an toàn cao hơn.
Nay, nếu nợ xấu được xử lý triệt để đem lại cho ngân hàng một nguồn thu/nguồn lực mới, rất có thể NHNN sẽ yêu cầu các ngân hàng phải thực thi sớm các chuẩn mực an toàn cao hơn, ví dụ về vốn an toàn tối thiểu, về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, về hạn mức tăng trưởng tín dụng, về tỷ lệ vốn được đầu tư vào bất động sản và những dự án BOT v.v… Lúc đó, các ngân hàng buộc phải bù đắp cho phần chi phí tăng lên này bằng lãi suất và do đó chi phí đi vay khó mà hạ.
TS. Phan Minh Ngọc

 

Theo Thời đại

Tin bài liên quan:

VNTB – Hà Nội: Vì sao cấm xe đạp bán hàng rong?

Phan Thanh Hung

VNTB – Mặt thứ 2 của 10 tỷ USD ký kết trong chuyến viễn du của Thủ tướng?

Phan Thanh Hung

Bắt Lê Đình Lượng, Việt Nam trấn áp tiếng nói tranh đấu

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.