Việt Nam Thời Báo

Vatican trong kỷ nguyên mới

Trần Thế Kỷ

(VNTB) – Ngày 17 -12-2014, Mỹ và Cuba tuyên bố đồng ý bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Trước đó đã có những cuộc đàm phán bí mật giữa hai bên qua sự trung gian của Canada và Tòa thánh Vatican.
“Nhà chính trị vĩ đại”

Ngày nay nhiều sử gia cho rằng chính sự lớn mạnh của đạo Cơ Đốc đã góp phần vào sự sụp đổ của đế quốc La Mã vì đạo này dạy không được giết người và mọi người phải xem nhau như anh em.

Như vậy, ngay từ thuở đầu, Giáo hội Cơ Đốc đã có một vai trò chính trị đối với sự phát triển của thế giới và dìu dắt nhân loại trên con đường hướng thiện. Gần đây nhất Giáo hoàng John Paul II (qua đời năm 2005) từng nói rằng nếu làm chính trị là mang lại công bằng, bác ái cho con người thì ông cũng là một nhà chính trị. Mikhail Gorbachev gọi Giáo hoàng John Paul II là nhà chính trị vĩ đại, hiểu theo nghĩa tốt đẹp nhất của từ này.

Ảnh hưởng của Vatican không hề giới hạn trong diện tích vỏn vẹn 44 ha mà lan tỏa khắp toàn cầu. Là vị Giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý kể từ bốn trăm năm qua, John Paul II trong suốt 27 năm trị vì đã chu du nhiều nước trên thế giới từ Âu sang Á, từ Mỹ sang Phi … với quan điểm là đem tình yêu Thiên Chúa đến rộng khắp nơi nơi. Trong tinh thần đó, ông còn đến tận Cuba (1998) trong khi đảo quốc theo chế độ Cộng sản ở vùng Caribe này vẫn đang bị áp đặt lệnh cấm vận triền miên của Mỹ.

        Giáo hoàng John Paul II đã rao giảng đối thoại và hòa giải giữa các đối thủ cũ về chính trị và tôn giáo. Trong chuyến thăm tới Israel lần đầu tiên của một vị giáo hoàng, John Paul II bày tỏ sự đau buồn đối với lịch sử bài Do Thái trong Giáo hội Công giáo. Ông cũng tìm cách hàn gắn sự rạn nứt với các giáo hội Kitô giáo khác và đã khá thành công.
       

        Vatican

        Vatican đặc biệt quan tâm tới các điểm nóng của thế giới. Jerusalem là một ví dụ. Đó là nơi tranh chấp dai dẳng giữa hai dân tộc Do Thái và Palestine. Nơi đây vốn là thánh địa của 3 tôn giáo lớn: Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Quan điểm của Vatican là không nên xem Jerusalem là của riêng ai mà hãy biến nó thành một thành phố quốc tế, một nơi cho tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo. Jerusalem phải là thành phố của tình yêu chứ không phải của lòng thù hận.

Vatican lập bang giao với trên 170 nước. Các nhà ngoại giao của Vatican hoạt động không mệt mỏi trên các diễn đàn quốc tế. Các chủ đề họ đề cập tới có thể không mới mẻ nhưng vẫn lôi cuốn sự chú ý của dư luận, chẳng hạn như việc giải trừ binh bị, thu hẹp hố cách biệt giàu nghèo, chống khủng bố toàn cầu… Quan điểm trước sau như một của Vatican là bằng mọi cách phải gìn giữ hòa bình, phải loại bỏ mọi hình thức của chủ nghĩa đế quốc về kinh tế, quân sự lẫn chính trị. Phải biến lòng nghi kỵ thành tinh thần hợp tác. Trước khi Mỹ và Cuba tuyên bố đồng ý bình thường hóa quan hệ ngoại giao, đã có những cuộc đàm phán bí mật giữa hai bên qua sự trung gian của Canada và Tòa thánh Vatican.

Ngày nay trước một thế giới đang chuyển biến phức tạp đặt ra nhiều vấn đề nan giải, Vatican đang cố tìm kiếm cho mình một hướng đi thích hợp để Giáo hội luôn đứng vững trước mọi thử thách và mãi là chỗ dựa vững chắc không chỉ cho hàng tỉ tín đồ Công giáo mà còn cho tất cả những ai quan tâm tới vận mệnh của thế giới mà bức tranh toàn cảnh của nó hiện không lấy gì làm sáng sủa.

Tin bài liên quan:

Nhìn Joshua Wong, nghĩ về vấn đề lãnh tụ

Phan Thanh Hung

Hãy nhìn sang Miến Điện!

Phan Thanh Hung

Phụ nữ Mỹ bị ung thư não tự sát với sự hỗ trợ của y tế

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo