Việt Nam Thời Báo

VNTB – 2024 có tiếp tục là năm bứt phá trong xuất khẩu gạo?

Thới Bình

 

(VNTB) – Ngành hàng lúa gạo Việt Nam trong suốt những thập niên vừa qua đã tăng trưởng chạm ngưỡng.

 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chia sẽ đầu năm rằng: Thế giới mênh mông còn nhiều điều chúng ta chưa biết, chưa lường hết được. Ngoài kia gió đang thổi, mỗi người hãy mượn sức gió để bay cao, bay xa, quyết không chấp nhận đứng lại để ngọn gió xô ngã mình…

Theo chia sẻ của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, ngành hàng lúa gạo trong suốt những thập niên vừa qua đã tăng trưởng chạm ngưỡng. Biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng xanh chắc chắn sẽ tác động đến ngành hàng lúa gạo.

“Chúng ta không thể tiếp tục tư duy truyền thống mà cần phải tìm kiếm không gian giá trị mới cho hạt gạo theo tư duy nông nghiệp xanh, nông nghiệp số, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, tư duy kinh tế tuần hoàn sẽ giúp tạo ra nhiều sản phẩm mới từ quá trình canh tác lúa. Rơm rạ, vỏ trấu,… đều có thể tạo ra những sản phẩm phái sinh, tạo thêm việc làm cho khu vực nông thôn và tăng thu nhập cho người trồng lúa.

Để thực hiện được nhiều mục tiêu phong phú như vậy, cần một hiệp hội ngành hàng có sứ mạng giúp kết nối chuỗi hàng lúa gạo, từ nghiên cứu phục tráng, lai tạo nhiều bộ giống mới thích ứng điều kiện hạn, mặn, nâng tầm các loại giống bản địa, hướng tới những loại gạo dinh dưỡng. Như vậy, vai trò của hiệp hội là kết nối khoa học công nghệ, thị trường với người trồng lúa, doanh nghiệp đầu vào đầu ra. Hiệp hội là cầu nối tổ chức lại hệ sinh thái ngành hàng với sự tham gia của tất cả các chủ thể. Hiệp hội cũng thực hiện vai trò khuyến nghị chính sách đầu tư, hỗ trợ các tác nhân, nghiên cứu đổi mới sáng tạo trong chuỗi ngành hàng” – ông Lê Mình Hoan đề xuất.

Cuối năm ngoái, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (gọi tắt Hiệp hội) đã tổ chức Đại hội Hiệp Hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2023 –  2028, nhằm công bố quyết định thành lập Hiệp hội; thảo luận, biểu quyết điều lệ và bầu các chức danh chủ chốt của Hiệp hội nhiệm kỳ 2023 – 2028. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 33 thành viên; trong đó, ông Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Trong phát biểu tại Đại hội khi ấy, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam được thành lập nhằm tạo tính bền vững, chặt chẽ hơn cho cấu trúc, mắc xích ngành hàng lúa gạo. Vì thế, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị mỗi thành viên Hiệp hội nên phát huy thế mạnh từng người để cùng nhau kết nối, cùng đi, cùng thay đổi, làm cho hạt gạo Việt ngày càng tốt hơn, khẳng định trên thương trường quốc tế.

“Mặc dù, hạt gạo chỉ nặng 0,029grams nhưng đó là kết tinh toàn bộ hệ sinh thái của người Việt” – lời của Bộ trưởng Lê Minh Hoan.

Được tự nguyện thành lập theo quy định của pháp luật, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cá nhân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến, kinh doanh lúa gạo và các phụ phẩm, sản phẩm chế biến từ lúa gạo; sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, cơ giới hóa, công nghệ cao, công nghệ số, dịch vụ hậu cần (logistics) phục vụ phát triển ngành hàng lúa gạo.

Lưu ý năm 2023 đánh dấu thặng dư xuất khẩu nông nghiệp là 12 tỷ USD chiếm gần 50% cán cân thặng dư xuất khẩu của Việt Nam. “Xưa giờ chúng ta ít chú trọng về con số thặng dư nhưng số liệu này thể hiện rõ sự tăng trưởng. Thặng dư chính là bài toán giữa giá bán ra và vật tư đầu vào. Không như thặng dư xuất khẩu khu vực FDI, thặng dư nông nghiệp đem nhiều lợi nhuận cho đất nước, nông dân. Không phải tất cả lĩnh vực trong ngành đều “màu hồng”, nhưng rõ ràng bà con trồng lúa gạo, sầu riêng, cây ăn quả năm nay có cái Tết phấn khởi hơn” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận xét.

Như vậy khi trao quyền tự chủ cho Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam – một tổ chức xã hội dân sự thuần túy của người nông dân Việt Nam, trong định vị hình ảnh ngành hàng lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng xanh trên thế giới.

Và trong xu thế đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đảm nhiệm vị trí Trưởng ban Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Vấn đề hiện nay là đường hướng phát triển chung để thực hiện liệu có những “vật cản” ngáng đường của cái gọi là “thể chế nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa”?


Tin bài liên quan:

VNTB – Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo về xuất khẩu gạo sang Indonesia

Do Van Tien

VNTB – Duyệt một pa-nô cổ động chính trị như thế nào?

Do Van Tien

VNTB – Thiên hạ luận: Chống dịch, khi năm người – mười ý

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo