Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ai dám lừa 171 triệu của bà chủ tịch huyện Nhơn Trạch?

Hà Nguyên

 

(VNTB) – Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang quan tâm đến vụ bà chủ tịch huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai được cho là ‘bị lừa đảo’ với số tiền lên đến trên 171 tỷ đồng.

 

Sau khi xảy ra vụ bị lừa đảo hơn 171 tỷ đồng, chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch Nguyễn Thị Hương Giang đã làm đơn xin nghỉ phép theo sự động viên của cơ quan chủ quản.

Bước đầu các cơ quan chức năng báo cáo nhóm lừa đảo dùng công nghệ cao và xưng danh cơ quan bảo vệ pháp luật nói bà chủ tịch huyện Nhơn Trạch Nguyễn Thị Giang Hương, dính dáng đến pháp luật. Sau đó, nhóm lừa đảo yêu cầu bà chủ tịch huyện Nhơn Trạch mở tài khoản để chuyển tiền, rồi xâm nhập vào tài khoản để lấy tiền của bà Giang Hương.

Tuy nhiên theo ghi nhận bước đầu thì bà Hương cho biết: “Đây là vụ hacker tấn công vào tài khoản. Tiền trong tài khoản chứ tôi không chuyển tiền”.

Giả dụ như thông tin trên là có căn cứ thì về lý thuyết đây là trường hợp khách hàng bật app làm gì đó mà để lộ thông tin như OTP… thì có nguy cơ bị hack tài khoản và rút tiền.

Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật của Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam – NCS, thì việc bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng gia tăng do các hình thức lấy tiền ngày càng trở nên tinh vi. Ông Sơn cho biết, hiện hacker không cần mã OTP mà có thể chiếm quyền điều khiển điện thoại, bật app ngân hàng và thực hiện chuyển tiền. Cụ thể, thông qua dịch vụ trợ năng (Accessibility Service), một thiết kế của Google trong Android nhằm giúp cho những người khiếm thị hoặc mất khả năng vận động có thể dùng được smartphone, đã bị hacker lợi dụng. Hacker sử dụng Accessibility Service để lập trình mã độc đọc được nội dung và tương tác được trên các ứng dụng khác.

Với cách này, hacker lừa để người dùng cấp quyền Accessibility cho ứng dụng giả mạo. Sau khi được cấp quyền, ứng dụng giả mạo có thể thu thập thông tin, thậm chí điều khiển các ứng dụng ngân hàng, nhập tài khoản, mật khẩu, sau đó là mã OTP để chuyển tiền ngân hàng.

Ngoài ra, ở đây còn có chuyện một số nhà băng đã lập chứng từ giả để chiếm đoạt – một kiểu tạm gọi là hack nội bộ. Đơn cử vụ số tiền 245 tỷ đồng của bà Chu Thị Bình gửi tại Eximbank bị… ‘bốc hơi’. Số là do số tiền gửi rất lớn nên bà Bình được ngân hàng này chăm sóc theo chế độ khách hàng VIP. Ông Lê Nguyễn Hưng, Phó giám đốc Eximbank TP.HCM, đã lợi dụng sự tin tưởng của bà Bình, cũng như ‘kẽ hở’ của ngân hàng để chỉ đạo nhân viên lập chứng từ giả, rút tiền từ tài khoản của bà Bình với tổng số tiền 245 tỷ đồng. Năm 2018, vụ án được đưa ra xét xử và Eximbank đã phải trả lại bà Bình toàn bộ số tiền cùng lãi 92 tỷ đồng.

Đây là trường hợp chính nhân viên ngân hàng chủ động làm trật quy trình nội bộ, thông đồng để giả mạo/ hoặc dùng chữ ký thật mà khách hàng đã ‘ký khống’ vì tin tưởng nhau để nhà băng tất toán số tài khoản, hay rút tiền.

Đó chỉ là một vụ tiền của khách hàng bị lừa đảo bởi chính nhân viên ngân hàng. Còn những cú hack được thực hiện từ bên ngoài thì ngày càng gia tăng cả về số lượng và thủ đoạn. Mới đây, vụ bà Nguyễn Thị Giang Hương ở Nhơn Trạch (Đồng Nai), thông tin đã bị một nhóm lừa đảo trên mạng lừa đảo và lấy hơn 170 tỷ đồng trong tài khoản là một đơn cử.

Có thể do nhất thời vì ‘của đau, con xót’ nên bà Giang Hương đã trình báo công an việc bị lừa đảo này, song ở chiều ngược lại về lý do làm sao để có được số tiền bạc trăm tỷ này để mà bị lừa đảo, thì có thể sau cơn ‘uất nghẹn’ vì bị lừa đó, bà Giang Hương mới hình dung được sự phức tạp của giải trình về nguồn gốc số tiền; cả về chuyện thu nhập cá nhân mà bà đã thực hiện khi bạc trăm tỷ này được cho là hợp pháp.

Liệu với thông tin Ủy ban kiểm tra trung ương đã vào cuộc ở vụ lừa đảo nêu trên, phải chăng cái sảy đã đe dọa nảy cái ung? Ngoài ra các nguồn tin cho hay hiện công an vẫn đang điều tra các dòng tiền trong tài khoản cũng như việc kiểm soát nguồn tiền ở các ngân hàng mà bà Hương đứng tên.

Gác qua thuyết âm mưu từ chuyện ‘củi – lò’, thì ở đây mỗi vụ mất tiền từ ‘bị móc ruột’ bên trong bởi nhân viên nhà băng, hay từ bên ngoài thì câu hỏi lớn nhất đặt ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Giới luật sự cho rằng, trường hợp khách hàng thực hiện đầy đủ quy định tiền gửi thì ngân hàng có thể chia sẻ hơn về thiệt hại đối với khách hàng, nhất là trong trường hợp khách hàng bị mất quyền kiểm soát điện thoại, kẻ gian vào hack toàn bộ tiền trong tài khoản. Trong bối cảnh tội phạm công nghệ ngày càng tinh vi, ngân hàng cần tăng cường các lớp bảo mật tài khoản, tạo thêm các lớp bảo mật trong thanh toán, chuyển tiền. Bởi ở đây khi khách hàng đến ngân hàng giao dịch, gửi tiền là khách hàng đã tin tưởng ngân hàng, nên khi có sự việc mất tiền xảy ra thì ngân hàng cũng có liên quan.

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Ai chống lưng cho Việt Á?

Do Van Tien

VNTB – Rút kinh nghiệm một vụ tiền phạm tội được ‘chuyển hóa’ cho bên thứ 3

Do Van Tien

VNTB – Tiến sĩ chân vịt Bùi Văn Cường có dám tranh luận lại?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo