Lê Thanh Thảo lược dịch (VNTB) 40 năm sau khi kết thúc chiến tranh và 20 năm sau khi Tổng thống Bill Clinton dỡ bỏ lệnh cấm vận của Mỹ vào Việt Nam – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ trong tuần theo lời mời chính thức của Tổng thống Mỹ Barack Obama chắc chắn sẽ đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai cựu thù, bà Tôn Nữ Thị Ninh (*) cho biết.
Đánh giá mối quan hệ hai nước, cần tránh cái nhìn về chuyên đi này là mang tính biểu tượng hoặc đơn giản là chuyến đi đang đại diện “phe nào” đấy.
Trong hai thập kỷ qua, quan hệ hai nước đã thay đổi trên mọi lĩnh vực bao gồm thương mại, giáo dục, khoa học và công nghệ, an ninh quốc phòng, và cả các cuộc đối thoại chính trị mang tính chất nhạy cảm như nhân quyền và chất độc màu da cảm.
Không quá lời khi xem mối quan hệ giữa hai nước là đã “đến tuổi”.
Nhìn về sự kiện, chúng ta cần phải đặt nó trong bối cảnh mở rộng của chính sách ngoại giao Việt Nam từ năm 1990. Khi Hà Nội “làm bạn” với hầu hết tất cả các nước và vùng lãnh thổ, chủ động hội nhập trên cơ sở ưu tiên cho lợi ích quốc gia. Một chính sách ngoại giao như vậy là phù hợp hơn bao giờ hết, kể cả thời điểm hiện tại.
Đó là đường lối ngoại giao đã được thống nhất, và cam kết cân bằng, gắn liền với chủ nghĩa hiện thực. Bởi trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau, cần phải đảm bảo sự bền vững. Ngay trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nơi tiếp nhận hầu hết quyền lực mềm về ngoại giao và cứng về sức mạnh kinh tế, quân sự của các cường quốc, thì bằng đường lối ngoại giao trên, Việt Nam có thể có những lựa chọn mở cho riêng mình.
Hiện nay, trật tự thế giới đang thay đổi, nó là đa cực, nơi mà mối quan hệ giữa các quốc gia phụ thuộc với nhau hơn bao giờ hết.
Người ta có thể nhìn vào sự tham gia chủ động của Việt Nam trong quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ một quan điểm như vậy. Một sự tích cực quan hệ,với các quốc gia trong khu vực, toàn cầu, ở đa phương lẫn song phương, phù hợp với lợi ích quốc gia.
Mỹ xoay trục về châu Á – một khu vực đầy thách thức đối với vấn đề an ninh và ổn định ở Biển Đông, Biển Đông – Địa Trung Hải của Đông Á, nơi có hơn 1/2 vận tải thương mại thế giới đi qua hằng năm. Với thực tế của sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực và hành động đơn phương trong yêu sách chủ quyền gần đây, đã gây căng thẳng trong vấn đề hàng hải thế giới, các cường quốc khác cũng như các nước liên quan trực tiếp nhất, bao gồm cả Việt Nam và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), phải làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng Trung Quốc phải tuân thủ các quy tắc pháp luật chung và thông lệ quốc tế
Trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh, Mỹ, siêu cường duy nhất của thế giới, đã tuyên bố trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng “chúng ta phải hành động đa phương khi chúng ta có thể, và đơn phương nếu chúng ta phải”.
Quan hệ Mỹ-Việt Nam trong bối cảnh này áp dụng cả hai kênh, một quan hệ đối tác toàn diện song phương và quan hệ đối tác đa phương phù hợp thông qua các kênh khu vực của ASEAN. Hai kênh củng cố lẫn nhau.
Nói cách khác, có một điểm chung về quyền lợi và phương thức giữa hai nước khi nói đến xây dựng môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông. Biển Đông là một điều kiện tiên quyết cho sự tự do và an toàn hàng hải ở tất cả các bên liên quan, lớn và nhỏ, gần và xa.
Nhìn về phía trước, mối quan hệ sẽ phải được dựa trên sự tôn trọng lợi ích lẫn nhau (chi tiết cụ thể của các cuộc đàm phán TPP), trên sự tin cậy, đặc biệt là ở cấp độ quốc tế và khu vực.
Mối quan hệ Việt – Mỹ trong chừng mực nào đấy là hình mẫu khi cả hai bên đã thể hiện một quyết tâm chung và khả năng để vượt qua quá khứ và nhìn về tương lai.
* Tôn Nữ Thị Ninh là cựu Đại sứ Việt Nam tại EU và cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam.