Việt Nam Thời Báo

VNTB – Bắc Kinh nâng cao sự hiện diện dân sự tại vùng tranh chấp biển Đông

Thái Thịnh (VNTB) Bắc Kinh tìm cách bảo vệ công trình xây dựng gây tranh cãi của mình tại Biển Đông, trước khi Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung bắt đầu, trong đó cho rằng, khai hoang đảo một phần là cải thiện khả năng dự báo thời tiết của nước này và hỗ trợ kiểm soát thiên tai trong khu vực.

Biện minh đó đến từ hai nhà khoa học khí tượng nổi tiếng của Trung Quốc, trước Đối thoại giữa hai nước tại Washington, trong đó các tranh chấp hàng hải Biển Đông sẽ là chủ đề nóng nằm trong chương trình nghị sự, SCMP cho biết.

Trong cuộc phỏng vấn riêng với báo Nhân dân (Trung Quốc), Ding Yihui của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, và Zheng Guoguang, người đứng đầu Cục Khí tượng Trung Quốc, cho biết Trung Quốc cần thiết lập các cơ sở khí tượng trong vùng biển tranh chấp.

Điều này sẽ có lợi cho khu vực Đông Nam Á, nơi thường xuyên xảy ra ” thiên tai và các loại hình khí hậu bất thường”.

“Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo là cách tăng cường và nâng cao khả năng giám sát khí tượng biển, cảnh báo, dự báo thiên tai, và trợ giúp nghiên cứu khoa học”, Ding nói.

Zheng cho biết các công trình này thể hiện tính trách nhiệm của Trung Quốc đối với khu vực, để giúp đối phó với thiên tai như bão, và đảm bảo an toàn cho tàu cá và giao thông hàng hải khác khi lưu chuyển qua khu vực Trường Sa.

Năm ngoái, Trung Quốc đẩy mạnh khai hoang đất trên một số rạn san hô gần quần đảo Trường Sa. Washington đã nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh phải ngừng công việc.

Benjamin Herscovitch, chuyên viên nghiên cứu của Trung tâm Sydney dựa trên nghiên cứu độc lập, cho biết, tham vọng khí tượng của Bắc Kinh là một phần trong chiến lược áp đặt chủ quyền lên vùng biển tranh chấp.

Ông cho biết Bắc Kinh không chỉ sử dụng biện pháp cải tạo đất, xây dựng đường bang quân sự, đã không chỉ sử dụng cấu hình cao và có nguy cơ cao như các chiến lược cải tạo đất đai, xây dựng đường băng ở vùng biển tranh chấp, mà nước này cũng tìm cách củng cố tuyên bố chủ quyền của mình bằng sự mở rộng hiện diện dân sự trên quần đảo Trường Sa.

Phỏng vấn của tờ Nhân dân diễn ra hai ngày, trước khi Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung lần thứ 7 tại thủ đô Washington chính thức được diễn ra (22 – 24/06).
Herscovitch cho biết các cuộc đàm phán sẽ hiện diện sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Ông còn cho biết thêm, sự chênh lệch về quân sự ngày càng tăng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á đã cho phép nước này đơn phương kiểm soát Biển Đông dưới chiêu bài “lợi ích cốt lõi.”

Tin bài liên quan:

Nổ nhà máy Trung Quốc, 65 người chết

Phan Thanh Hung

Chính quyền Hồng Kông lại đề nghị đối thoại với sinh viên

Phan Thanh Hung

Lính Triều Tiên giết người TQ: Phản ứng rất bất thường từ Bắc Kinh

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.