Việt Nam Thời Báo

VNTB – Bài nói ngắn về Tự Do Báo Chí trong Gian hàng Triển lãm: Dân chủ cho Việt Nam, tại Đài Loan

Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam

 

(VNTB) – Bảo đảm tự do báo chí ở Việt Nam không chỉ là trách nhiệm của người dân trong nước mà còn là của chúng ta. Hãy cùng nhau hành động để sự thật được lan rộng và tiếng nói của công lý không bao giờ bị dập tắt.

 

Gian Hàng Triển Lãm: Dân Chủ Cho Việt Nam

(TAIPEI INTERNATIONAL CONVENTION CENTER, Đài Loan)

 

Tự Do Báo Chí ở Việt Nam: Thách Thức và Giải Pháp

Kính thưa quý vị,

Cảm ơn quý vị đã dành thời gian để lắng nghe về một vấn đề rất quan trọng: tự do báo chí tại Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ tự do báo chí hạn chế nhất thế giới. Truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ bởi nhà cầm quyền, và mọi hoạt động báo chí độc lập đều bị xem là vi phạm pháp luật. Các nhà báo, blogger, và người dân lên tiếng trái ngược với quan điểm của Đảng thường xuyên phải đối diện với bắt bớ và đàn áp.

Hậu quả của tình trạng này rất nghiêm trọng. Khi tiếng nói độc lập bị bịt miệng, xã hội mất đi sự minh bạch và cơ hội để tiến bộ. Các vấn đề như tham nhũng, vi phạm nhân quyền, và thảm họa môi trường tiếp tục xảy ra mà không bị giám sát hay chất vấn.

Tuy nhiên, trong khó khăn, vẫn có những tia sáng hy vọng. Dù đối diện với trở ngại to lớn, các nhà báo độc lập và người dân dũng cảm ở Việt Nam vẫn không ngừng tìm cách chia sẻ sự thật. Mạng xã hội đang trở thành công cụ quan trọng giúp vượt qua kiểm duyệt, và cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng đóng vai trò tích cực trong việc lên tiếng cho tự do báo chí.

Vậy giải pháp là gì?

1. Nâng cao tiếng nói quốc tế:
Chúng ta cần tận dụng các diễn đàn quốc tế như Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền để gây áp lực.

2. Hỗ trợ công nghệ:
Cung cấp các công cụ công nghệ như VPN để bảo vệ các nhà báo và giúp họ tiếp cận với thế giới bên ngoài.

3. Đoàn kết cộng đồng:
Người Việt ở nước ngoài có thể đóng vai trò tiếp nối, giúp khuếch đại tiếng nói bị đàn áp ở trong nước và nâng cao nhận thức toàn cầu.

4. Thúc đẩy thay đổi qua ngoại giao:
Các quốc gia dân chủ có thể đưa tự do báo chí vào nội dung đàm phán trong các thỏa thuận thương mại và hợp tác song phương với Việt Nam.

Kính thưa quý vị, tự do báo chí là nền tảng cho một xã hội công bằng và minh bạch. Bảo đảm tự do báo chí ở Việt Nam không chỉ là trách nhiệm của người dân trong nước mà còn là của tất cả chúng ta. Hãy cùng nhau hành động để sự thật được lan rộng và tiếng nói của công lý không bao giờ bị dập tắt.

Xin cảm ơn quý vị!

 

_______________________

(BẢN GỐC)

Mini-Talk: “Press Freedom in Vietnam: Challenges and Solutions”

Good afternoon, ladies and gentlemen,

Thank you for this opportunity to speak about a vital issue: press freedom in Vietnam.

Vietnam remains one of the most repressive countries for press freedom globally. The authorities tightly control the media landscape, with all major outlets owned or regulated by the state. Independent journalism is criminalized, and those who dare to challenge the official narrative face severe consequences, including imprisonment. Bloggers, citizen journalists, and social media users are frequently targeted under vague laws like “propaganda against the state” or “abusing democratic freedoms.”

These restrictions on press freedom have dire consequences. Without an independent media, the Vietnamese people lack access to unbiased information, stifling public debate and accountability. Censorship also enables corruption, human rights abuses, and environmental disasters—such as the Formosa scandal—to persist without adequate scrutiny.

However, despite these challenges, there is hope. Independent journalists and citizen reporters in Vietnam, often at great personal risk, continue to shed light on critical issues. Social media platforms have become a powerful tool for bypassing censorship, allowing individuals to share news and amplify suppressed voices. Additionally, the Vietnamese diaspora plays a crucial role in advocating for press freedom and raising awareness internationally.

So, what can we do to support press freedom in Vietnam?

  1. Raise International Awareness:
    Advocacy at global forums, including the United Nations and human rights organizations, is essential. Highlighting cases of imprisoned journalists can help mobilize international support for their release.
  2. Leverage Technology:
    Technology can bypass censorship. Supporting initiatives to provide secure communication tools, such as VPN, and training for journalists in Vietnam will help protect their work and identities.
  3. Build Solidarity:
    The Vietnamese diaspora and international media organizations can amplify suppressed stories from Vietnam, ensuring that the truth reaches a wider audience. Collaboration with NGOs can also provide resources and training for local journalists.
  4. Push for Change:
    Democratic governments worldwide can prioritize human rights and press freedom in their diplomatic relations with Vietnam, using trade agreements as leverage.

In conclusion, while the challenges are significant, the courage of independent journalists and the opportunities provided by technology give us hope. Press freedom is the cornerstone of democracy, and ensuring it in Vietnam is not only a local issue but a global responsibility. Together, we can work to ensure that the Vietnamese people have access to the truth—and the freedom to tell it.

Thank you.

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Lê Văn Dũng

Phan Thanh Hung

VNTB – Văn bút Hoa Kỳ: Chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho nhà báo Trương Huy San

Do Van Tien

VNTB – Tự do báo chí và quyền làm báo của các tòa soạn chính danh

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo