Đinh Hương (VNTB) Chúng ta không đứng hết về phía chị Hồng để đòi phía công an Q.Tân Bình trả lại 5 triệu yên, bấp chấp tranh chấp phát sinh – dù là giờ chót.
Và chúng ta không lấy việc phát sinh tranh chấp số tiền 5 triệu yên để lấy đó làm cái cớ để bình luận rằng “chị Hồng đã sáng mắt ra chưa, giá khi nhặt được tiền đừng trình báo công an thì có phải đã yên tâm mà sở hữu số tiền.”
Và chúng ta không lấy việc phát sinh tranh chấp số tiền 5 triệu yên để lấy đó làm cái cớ để bình luận rằng “chị Hồng đã sáng mắt ra chưa, giá khi nhặt được tiền đừng trình báo công an thì có phải đã yên tâm mà sở hữu số tiền.”
Chúng ta đang bất chấp qui định luật pháp để thưởng 5 triệu yên cho lòng trung thực của chị ve chai?. Ảnh: srt |
Tác giả Mi An viết một bài đăng trên báo Đất Việt: “Tỷ phú ve chai” và cái giá của lòng trung thực”
Có lẽ nếu đứng về phía chị Huỳnh Thị Ánh Hồng – người mua ve chai, tạm trú tại Q.Tân Bình (TP.HCM) và cũng là người nhặt được 5 triệu yên trong một cái loa thùng cũ cách đây một năm thì đó hẳn là một cái sự chờ đợi mệt mỏi bởi sự đẩy đưa qua lại giữa công an Q.Tân Bình và tòa án.
Nhưng đó là việc họ phải làm, khi đã xuất hiện một người phụ nữ lên tiếng nhận là tiền của mình trong giờ chót.
Chúng ta không đứng hết về phía chị Hồng để đòi phía công an Q.Tân Bình trả lại 5 triệu yên, bấp chấp tranh chấp phát sinh – dù là giờ chót.
Và chúng ta không lấy việc phát sinh tranh chấp số tiền 5 triệu yên để lấy đó làm cái cớ để bình luận rằng “chị Hồng đã sáng mắt ra chưa, giá khi nhặt được tiền đừng trình báo công an thì có phải đã yên tâm mà sở hữu số tiền.”
Nếu như thế khác nào chúng ta đang cổ vũ cho sự gian dối trên truyền thông như cách mà tác giả Mi An đang tìm cách cổ vũ?
“Quý bạn đọc có thấy không, phải chăng đó là cái giá của việc làm người tốt? Cái giá mà chị Hồng phải trả khi đã lựa chọn làm người trung thực?”
Bởi theo Điều 241, khoản 1 ghi rõ: “Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
Đó là chưa kể, một năm trước đây, khi chị Hồng phát hiện ra được số tiền trong cái loa mà mình mua được, thì không chỉ có người dân xung quanh, mà cả giang hồ cũng tìm đến. Việc tìm đến công an Q.Tân Bình là điều phải làm để đảm bảo an toàn cho chính chị và người thân. Thực vậy!
Tiếp đó, tại khoản 2, Điều 241, Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên, ở khoản 2 có ghi rõ: “Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.”
Như vậy, theo luật, chị chỉ nhận được hơn 500 triệu đồng thay vì 1 tỉ (5 triệu yên) như nhiều bạn đọc, tác giả báo giới đang đòi hỏi.
Vấn đề là bao giờ? Và tại sao công an Q. Tân Bình phải nhiêu khê đến vậy? Có phải họ đang muốn “ăn” số tiền đó và dựng nên nhân vật “Ngọt” hay không?
Không! Việc công an Q. Tân Bình tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ khi xuất hiện yếu tố bà Ngọt là hoàn toàn đúng, căn cứ về mặt pháp luật. Còn việc thụ lý hồ sơ này nằm ở tòa hay phía công an Q.Tân Bình thì phải xem bà Ngọt có đâm đơn xét quyền sở hữu (dẫn đến yếu tố tranh chấp) hay không?
Vấn đề tòa án thụ lý hay không thụ lý, ngay cả trong giới người làm luật cũng nảy sinh tranh cãi.
Trong khi một số người, như Luật sư Hồ Ngọc Diệp, Đoàn luật sư TP HCM căn cứ điều 5 Bộ Luật Tố tụng Dân sự: tòa án chỉ thụ lý vụ việc dân sự khi đương sự có đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
Do đó, công an quận Tân Bình nên giao lại một phần số tiền cho chị Hồng, và nếu không thỏa thuận sẽ đến lượt tòa án giải quyết – xác định quyền sở hữu.
Thì TS Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội lại trả lời phỏng vấn báo Dân Trí rằng: “Đúng là tòa án có quyền khước từ không thụ lý một vụ việc nếu không được quy định trong pháp luật (tức là chưa có căn cứ pháp luật). Tuy nhiên, đối với vụ việc này, cho đến thời điểm này, theo quy định của Bộ Luật Dân sự, vẫn đủ cơ sở để tòa án phải thụ lý và giải quyết vì có liên quan đến vấn đề sở hữu. Theo luật dân sự, tòa án có thể trực tiếp thụ lý vụ việc và việc Tòa án Nhân dân quận Tân Bình từ chối thụ lý vụ án như vậy là không đúng”.
Việc công an Q. Tân Bình làm là căn cứ theo luật, và như thế, cứ theo luật mà làm.
Chúng ta không lấy “trung thực” để đả kích cách làm việc theo luật của công an Q. Tân Bình, và nhân danh “trung thực” để “đòi” 5 triệu yên (thực chất chưa đến con số đó) về phía cho chị Hồng.
Bởi nếu dẫn luận như tác giả Đào Tuấn trong bài viết đăng trên báo Lao Động “Còn tiền lệ ư? Không có tiền lệ không phải là một thứ lý do. Cái mà dư luận muốn thấy là vụ việc 5 triệu yen sẽ không trở thành một tiền lệ về sự thiệt thòi của lòng trung thực.”
Thì chúng ta cũng không vì 5 triệu yên và lòng trung thực mà chạy vòng pháp luật.
Có lẽ nếu đứng về phía chị Huỳnh Thị Ánh Hồng – người mua ve chai, tạm trú tại Q.Tân Bình (TP.HCM) và cũng là người nhặt được 5 triệu yên trong một cái loa thùng cũ cách đây một năm thì đó hẳn là một cái sự chờ đợi mệt mỏi bởi sự đẩy đưa qua lại giữa công an Q.Tân Bình và tòa án.
Nhưng đó là việc họ phải làm, khi đã xuất hiện một người phụ nữ lên tiếng nhận là tiền của mình trong giờ chót.
Chúng ta không đứng hết về phía chị Hồng để đòi phía công an Q.Tân Bình trả lại 5 triệu yên, bấp chấp tranh chấp phát sinh – dù là giờ chót.
Và chúng ta không lấy việc phát sinh tranh chấp số tiền 5 triệu yên để lấy đó làm cái cớ để bình luận rằng “chị Hồng đã sáng mắt ra chưa, giá khi nhặt được tiền đừng trình báo công an thì có phải đã yên tâm mà sở hữu số tiền.”
Nếu như thế khác nào chúng ta đang cổ vũ cho sự gian dối trên truyền thông như cách mà tác giả Mi An đang tìm cách cổ vũ?
“Quý bạn đọc có thấy không, phải chăng đó là cái giá của việc làm người tốt? Cái giá mà chị Hồng phải trả khi đã lựa chọn làm người trung thực?”
Bởi theo Điều 241, khoản 1 ghi rõ: “Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
Đó là chưa kể, một năm trước đây, khi chị Hồng phát hiện ra được số tiền trong cái loa mà mình mua được, thì không chỉ có người dân xung quanh, mà cả giang hồ cũng tìm đến. Việc tìm đến công an Q.Tân Bình là điều phải làm để đảm bảo an toàn cho chính chị và người thân. Thực vậy!
Tiếp đó, tại khoản 2, Điều 241, Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên, ở khoản 2 có ghi rõ: “Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.”
Như vậy, theo luật, chị chỉ nhận được hơn 500 triệu đồng thay vì 1 tỉ (5 triệu yên) như nhiều bạn đọc, tác giả báo giới đang đòi hỏi.
Vấn đề là bao giờ? Và tại sao công an Q. Tân Bình phải nhiêu khê đến vậy? Có phải họ đang muốn “ăn” số tiền đó và dựng nên nhân vật “Ngọt” hay không?
Không! Việc công an Q. Tân Bình tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ khi xuất hiện yếu tố bà Ngọt là hoàn toàn đúng, căn cứ về mặt pháp luật. Còn việc thụ lý hồ sơ này nằm ở tòa hay phía công an Q.Tân Bình thì phải xem bà Ngọt có đâm đơn xét quyền sở hữu (dẫn đến yếu tố tranh chấp) hay không?
Vấn đề tòa án thụ lý hay không thụ lý, ngay cả trong giới người làm luật cũng nảy sinh tranh cãi.
Trong khi một số người, như Luật sư Hồ Ngọc Diệp, Đoàn luật sư TP HCM căn cứ điều 5 Bộ Luật Tố tụng Dân sự: tòa án chỉ thụ lý vụ việc dân sự khi đương sự có đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
Do đó, công an quận Tân Bình nên giao lại một phần số tiền cho chị Hồng, và nếu không thỏa thuận sẽ đến lượt tòa án giải quyết – xác định quyền sở hữu.
Thì TS Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội lại trả lời phỏng vấn báo Dân Trí rằng: “Đúng là tòa án có quyền khước từ không thụ lý một vụ việc nếu không được quy định trong pháp luật (tức là chưa có căn cứ pháp luật). Tuy nhiên, đối với vụ việc này, cho đến thời điểm này, theo quy định của Bộ Luật Dân sự, vẫn đủ cơ sở để tòa án phải thụ lý và giải quyết vì có liên quan đến vấn đề sở hữu. Theo luật dân sự, tòa án có thể trực tiếp thụ lý vụ việc và việc Tòa án Nhân dân quận Tân Bình từ chối thụ lý vụ án như vậy là không đúng”.
Việc công an Q. Tân Bình làm là căn cứ theo luật, và như thế, cứ theo luật mà làm.
Chúng ta không lấy “trung thực” để đả kích cách làm việc theo luật của công an Q. Tân Bình, và nhân danh “trung thực” để “đòi” 5 triệu yên (thực chất chưa đến con số đó) về phía cho chị Hồng.
Bởi nếu dẫn luận như tác giả Đào Tuấn trong bài viết đăng trên báo Lao Động “Còn tiền lệ ư? Không có tiền lệ không phải là một thứ lý do. Cái mà dư luận muốn thấy là vụ việc 5 triệu yen sẽ không trở thành một tiền lệ về sự thiệt thòi của lòng trung thực.”
Thì chúng ta cũng không vì 5 triệu yên và lòng trung thực mà chạy vòng pháp luật.