Việt Nam Thời Báo

VNTB- Bầu cử Quốc Hội 2016: Không kỳ vọng sẽ mở ra vận mệnh Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho VN

Hàn Giang
(VNTB) – “Không. Như đã nói ở trên, tôi không biết các đại biểu đó. Họ chỉ là người do ĐCS chỉ định (chọn). Họ sẽ nghe theo sự chỉ đạo từ ĐCS. Khi nào có các ứng viên tự do được tham gia ứng cử một cách minh bạch, công khai, công bằng, lúc đó mới hy vọng dân chủ, tự do cho đất nước này.

 Images intégrées 1

Ngày 22/5/2016, người dân Việt Nam trên cả nước sẽ đi bầu Đại biểu Quốc Hội khóa XIV, và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Truyền thông nhà nước Việt Nam gọi đây là “ngày hội non sông”, mỗi người dân là một cử tri cầm trên tay lá phiếu tuy nhẹ nhưng trọng trách nặng nề bởi sẽ bầu ra những đại biểu đủ tài đủ đức đại diện cho quyền lực của Nhân dân ngồi vào cơ quan quyền lực cao nhất Nhà nước gọi là Quốc Hội. Song.

Qua thăm dò dư luận, Việt Nam Thời Báo (VNTB) nhận thấy có không ít ý kiến thừa nhận tuy có quan tâm đến cuộc Bầu cử Quốc Hội 2016 vì lý do giám sát nhưng lại chẳng đặt kỳ vọng gì vào một kỳ bầu cử mới sẽ mở ra vận mệnh mới cho dân tộc, vận mệnh một Việt Nam thực sự Tự do, Dân chủ và Nhân quyền…
Quan tâm để giám sát

Em rất quan tâm ngày bầu cử 22/5/2016 này”. Đó là chia sẻ của bạn trẻ tên Chương ở Nghệ An. Anh Chương nói bản thân anh quan tâm đến kỳ bầu cử này gồm những ai là Đại biểu? Thừa biết họ là những người đa phần đều là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCS Việt Nam) nhưng có làm gì giúp ích cho đất nước hay không?

Có nhiều cách để quan tâm khác nhau. Riêng em, em quan tâm một điều việc bầu cử ở đây là do ĐCS Việt Nam xếp đặt, những người được đưa (bầu) lên ấy là những người như thế nào? Những người có thể giúp được đất nước mình những cái gì? Hay là đưa lên là để ăn hết cái này của dân rồi đến cái kia thì đưa lên cũng chẳng ích lợi gì mà còn làm cho đất nước ngày càng thoái hóa đi

Cũng rất quan tâm đến cuộc bầu cử Quốc Hội 2016, anh Trần Văn Sáng vốn là một công dân nhưng cũng đồng thời là một dân oan ở Hà Nội. Anh nói mình quan tâm vì quyền công dân, quan tâm đến những đại biểu nào thay mặt nhân dân đứng ra giúp dân giúp nước. Anh Sáng còn nói mình nhận thấy vấn đề bầu cử không có sự minh bạch. Điều này nói lên sự yếu kém của bộ máy chính quyền, một số chức danh trong Quốc Hội lẫn trong cơ quan Chính Phủ chưa bầu cử mà giờ đã nhận chức hết trước hàng tháng trời. Anh nói:

Cuộc bầu cử này tôi rất quan tâm… Tôi quan tâm đến Bầu cử vì quyền công dân của tôi bị chà đạp, quyền con người của tôi bị tước đoạt đặng theo dõi để có phản ánh, phản biện những sự không minh bạch. Quan tâm, theo dõi việc Bầu cử với trình tự quy trình có hợp lý, có mang lại lợi ích của người dân hay không? Vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân tôi, cho toàn xã hội và cả đất nước Việt Nam.”

Tôi có quan tâm, nhưng sẽ không đi bầu.”. Đây là chia sẻ của anh Diệu ở Sài Gòn. Anh Diệu nói mình không đi Bầu cử vì:

Các đại biểu ấy do ĐCS chọn chứ không phải nhân dân.”

Đi bầu cử là quyền công dân nhưng anh Diệu đã chối bỏ vì thêm một lẽ:

Đúng đó là quyền lợi của công dân nhưng tôi chối bỏ nó vì tôi không biết những đại biểu đó là ai ngoài tấm ảnh và vài dòng tiểu sử…

Có quá nhiều mặt yếu kém bộc lộ từ những đảng viên ĐCS khiến anh Diệu không còn tin ĐCS đại diện cho lợi ích người dân và đất nước.
Chẳng kỳ vọng đem lại tự do, dân chủ và nhân quyền

Liệu có kỳ vọng kỳ bầu cử Quốc hội 2016 này, sẽ mở ra vận mệnh mới cho dân tộc và đất nước Việt Nam, vận mệnh một Việt Nam thực sự tự do, dân chủ và Nhân quyền cho người dân Việt Nam hay không? Đây là câu hỏi của VNTB đặt ra để lấy ý kiến dư luận. Đa phần những người bạn ở trên đều nói “không”. Như chia sẻ của bạn trẻ tên Chương:

Theo tôi nghĩ là không có kỳ vọng sẽ có tự do, dân chủ ở kỳ bầu cử 2016 này. Như lúc đầu tôi đã nói, việc đưa nhân sự vào bầu cử là do ĐCS Việt Nam đưa lên, có như thế nào thì cũng là người của ĐCS… sau cuộc bầu cử này tôi nghĩ không có kỳ vọng gì dân chủ cho Việt Nam.

Và anh Diệu cũng nói “Không”.

Không. Như đã nói ở trên, tôi không biết các đại biểu đó. Họ chỉ là người do ĐCS chỉ định (chọn). Họ sẽ nghe theo sự chỉ đạo từ ĐCS. Khi nào có các ứng viên tự do được tham gia ứng cử một cách minh bạch, công khai, công bằng. Lúc đó mới hy vọng dân chủ, tự do cho đất nước này.

Một điều được anh Diệu nhắc đến là khi chưa bầu Đại biểu Quốc Hội nhưng đã bầu Chủ tịch Quốc Hội. Vậy, chỉ riêng điều này cho thấy tính dân chủ trong bầu cử đang có vấn đề.

Tôi không kỳ vọng chút nào. Khi mà một xã hội chỉ có một tổ chức Chính trị độc quyền lãnh đạo, không có những chia sẻ về chính trị có nghĩa là độc tài độc đảng. Mà một Đảng sẽ không có hình thức cạnh tranh về chính trị thì người dân sẽ không có tiếng nói, không có ai bệnh vực người dân”. Chia sẻ của anh Sáng.

Anh Sáng nói với tư cách một dân oan, những người bị mất nhà cửa và tư liệu sản xuất thậm chí lâm vào tù tội. Anh Sáng là người nằm trong hoàn cảnh cho rằng khi Đảng phái chính trị độc quyền ấy không làm điều tốt cho người dân, không minh bạch thì:

Người dân chúng tôi tuyệt vọng rồi, không có một lối thoát nào cả cho nên tôi không kỳ vọng vào một cuộc bầu cử diễn ra mà chỉ bầu mỗi một Đảng phái lên để nắm giữ quyền lực, điều hành xã hội như vậy sẽ bất lợi cho người dân chúng tôi, chúng tôi không được hưởng lợi gì về cuộc bầu cử này cả.”

Quốc Hội Việt Nam có chừng 500 ghế nhưng có rất ít ghế là thuộc các đại biểu độc lập, không do ĐCS Việt Nam chỉ định. Trước thềm bầu cử Quốc Hội 2016, có rất nhiều ứng cử viên độc lập từ Bắc xuống Nam bị loại từ vòng hiệp thương lấy ý kiến cử tri nơi cư trú với nhiều lý do như bị “đấu tố”.

Cũng như bao kỳ bầu cử Quốc Hội trước đây, kỳ bầu cử Quốc Hội 2016 này đa phần những đại biểu là Đảng viên. Xu thế hội nhập và thời đại văn minh, tiến bộ, dân chủ đã giúp người dân thấy nhiều mặt yếu kém của ĐCS nói chung và của những Đảng viên nói riêng nhưng cũng cho lộ diện những người Đảng viên đủ tài đủ đức nắm vận mệnh đất nước và dân tộc. Giả thiết cuộc bầu cử Quốc Hội 2016 này, thực sự có một cá nhân xuất chúng đắc cử thì liệu có hy vọng tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam hay không? Theo như anh Sáng thì:

Theo giải thiết như vậy tôi chỉ dám hy vọng một phần trăm (1%) thôi. Một cá nhân không thể làm gì được khi cần đến những việc tầm vĩ mô, cả xã hội và đất nước thì ta cần phải có một tập thể những người có nhiệt huyết, có khả năng chứ không thể một người. Một người sẽ không thể làm được những việc như trên . Đó là chưa nó người đó lại đứng trong hàng ngũ một Đảng “độc nhất vô nhị” thì người đó cũng khó xoay sở được trong khối đoàn kết của Đảng đó.”

Anh Sáng thấy hy vọng theo giả thuyết đưa ra là rất khó, nhỏ nhoi nên anh không kỳ vọng lắm.

Tin bài liên quan:

VNTB- Đồng Nai: Loại công an nào đánh đập hội đồng dã man phụ nữ?

Phan Thanh Hung

VNTB- Nhiều nhà hoạt động dân sự VN phản đối chiến hạm Trung Quốc cập cảng Cam Ranh

Phan Thanh Hung

VNTB- Thành tích Công an TP.HCM: ‘Vừa tát vừa xối nước để xóa vết máu…’

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo