Việt Nam Thời Báo

VNTB- “Bóp chết” Dư Âm của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý?!*

Đàm Ngọc Tuyên

(VNTB) – Tôi không là nhạc sỹ, hay hiểu biết nhiều về âm nhạc, chỉ võ vẽ đôi câu thơ, viết dăm câu truyện, chưa đọc đà thấy chán. Nhưng không vì vậy, mà cá nhân không dành sự trân quý, ái mộ, cho những bậc tiền bối về văn, nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ thuật, đặc biệt những phong cách lãng tử của họ thuộc về văn hóa Miền Nam Việt Nam, trước 1975.

Cho nên, thỉnh thoảng tôi cũng có viết đôi dòng về một bậc tiền bối lãng tử cụ thể nào đó, gọi là. Hôm nay, xin được chép kể một tội ác của “nhà thơ máu Tố Hữu”, kẻ chủ mưu bóp chết “đứa con” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý. Câu chuyện chép kể lại này, chỉ là một trong muôn vàn tội ác, mà họ đã gây ra cho giới văn nghệ sĩ cả 2 miền Nam Bắc lúc bấy giờ, cho nhân dân Việt Nam nói chung.

Nạn nhân trong tội ác của Tố Hữu, mà chúng tôi chép kể, là người nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, vừa qua đời, chiều ngày 26/12 ở Sài Gòn. Chúng tôi cũng có một vài bài viết chép kể lại tội ác của Tố Hữu gây ra cho giới văn nghệ sĩ, trước đó. Tuy nhiên, chưa kịp viết về trường hợp tác giả ca khúc “DƯ ÂM”, thì bàng hoàng nhận tin buồn, nhạc sỹ vừa qua đời.

Chọn viết lại ngay thời điểm này, mượn văn chương, hậu bối kể lại sự thật của tội ác giết chết văn chương, như là nén tâm hương, kính tiễn đưa anh linh của nhạc sỹ về miền miên viễn. Cõi rong chơi một thuở, giờ “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” chẳng biết có còn không?! Nhưng, “DƯ ÂM” của những nốt lăn trầm nhân thế, những cung bậc tình sẽ vọng về, da diết đến ngày sau. Bên cạnh đó, chúng tôi chép kể lại, hầu mong phần nào “giải oan” cho câu nói, khi đâu đó, người ta hay nhắc về ông: “Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý là nhạc sỹ thành công với dòng “nhạc đỏ” chất liệu dân ca”.

Đồng thời, sự tác tệ kia, đã góp phần gián tiếp, phủ màu tang tóc lên nền âm nhạc, văn học, nghệ thuật… của dân tộc VN nói chung, trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đã khiến cho nhiều “đứa con tinh thần” khác, có giá trị, lại bị mai một, thất lạc,  hay bị đột tử khi còn thai nghén. Kể cả, không loại trừ việc giết chết “những người cha của những đứa con tinh thần” này, bằng lao tù hay những điều tàn độc tương tự thế, mà điển hình là cái chết của nhà thơ Vũ Hoàng Chương, năm 1976.

Hầu hết, những người dân yêu mến nhạc, cho dù sinh trước hay sau mốc thời gian 30/4/1975, ở miền Bắc, sẽ chỉ biết về Nguyễn Văn Tý, một nhạc sỹ tài năng với những bài “nhạc đỏ” đi vào lòng người. “Nhạc đỏ” nhưng ca từ của tác giả, lại khiến người nghe, không có cảm giác uốn lưng, sụm gối bao giờ. Còn người miền Nam (phân giới cầu Hiền Lương) thì thế hệ trước 1975, đặc biệt người Bắc di cư 1954, đại đa sẽ biết đến nhạc sỹ, với ca khúc nổi tiếng “DƯ ÂM”, (hay cả những thế hệ sau này?!)

Tác phẩm “DƯ ÂM” được ông sáng tác vào năm 1950, trong bối cảnh, ông về chơi nhà bạn ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Phong cảnh, ẩm thực, tình bạn nơi xứ Nghệ, đọng lại trong tâm hồn nhạc sỹ, nhưng chưa đủ chất liệu thơ chăng, cho đến lúc Em xuất hiện, đã rung lên trầm phách: “Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ. Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ. Mái tóc nhẹ rung, trăng vờn làn gió. Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời…”. Em đã đi vào trong “DƯ ÂM” của NS Nguyễn Văn Tý, chính là cô em gái của người bạn ông, một thiếu nữ đang độ tròn trăng.

Từ con người, đến ca từ, đến cả mối tình chớm nở (dẫu có đơn phương) đều tuyệt đẹp, đẹp như tuổi trăng tròn thiếu nữ vậy. Thế nhưng, dưới con mắt của khủng bố, của chết chóc, thì chỉ có lòng hận thù (đố kị) mới được phép tồn tại mà thôi. Để lấp liếm dã tâm, nhà thơ khát máu Tố Hữu cho rằng “DƯ ÂM” ủy mị, không phù hợp. Câu chuyện không đơn thuần như hầu hết số đông suy nghĩ chủ quan đâu, thưa quý vị. Mà thời đó, họ phật ý về một tác phẩm, đồng nghĩa tác giả đang ở lằn ranh sinh tử. Nạn nhân “buộc phải làm điều gì đó cụ thể coi được con mắt” thì may ra, còn tạm được sống. Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, trong trường hợp này cũng vậy, ông buộc phải làm “điều được con mắt dã thú”, để kiếm tìm lẽ sống, (mà thiết nghĩ tôi hay bạn cũng làm tương tự ông), đó là: LÀM ĐƠN TỪ BỎ ĐỨA CON TINH THẦN, TỪ BỎ PHỦ NHẬN “DƯ ÂM”.

Cá nhân may mắn, được hầu chuyện nên nghe nhiều “chuyện văn chương” từ những bậc tiền bối. Trong câu chuyện “DƯ ÂM” này, người kể lại còn cho biết thêm, mãi sau này, thời điểm “Dáng Đứng Bến Tre” có thể đã mua được 100/300 bộ áo dài, chính nhạc sỹ cắn chặt môi, man mác dư âm, tâm sự cùng bạn bè, rằng: “Đứa con” mà ông quý nhất là “DƯ ÂM”. Điều nhục nhã nhất trong đời, cũng là “DƯ ÂM”, khi ông (buộc) chọn phủ nhận nó.

Những chi tiết “đời tư” của nhạc sĩ, tự thân nó giúp cho chúng ta, khách quan cảm nhận sự thật câu chuyện mà chúng tôi vừa chép kể. Ông “cáo lão từ quan” từ năm 1951, sau đó, ông lập gia đình với bà Bạch Lệ, người em gái của NS Nguyễn Văn Thương. Trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, được bạn bè dự đoán nên bảo ông lánh mặt, nhờ đó ông thoát nạn. Dù người anh vợ NS Nguyễn Văn Thương, tài năng có mỗi bài “Đêm Đông”, chúng tôi chủ quan như vậy, nhưng danh hiệu NSND, NSUT đeo mỏi cổ, còn cậu em rể thì không. Chắc có lẽ, tác giả ca khúc “DƯ ÂM”, lo sợ còng lưng vì độ nặng danh hiệu, sẽ khiến con người ta cúi đầu.

Nạn nhân tương tự, bởi bàn tay Tố Hữu, như trường hợp nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, là nhiều lắm. Nhà thơ Xuân Diệu phải “sắp chữ thành thơ hợp ý đảng, hoặc nhà thơ Hữu Loan, cả đời ông bị đày đọa, bị giết hụt đôi lần, “tù hãm tinh thần, giam cầm tài năng sáng tác”, thì đều có dấu ấn tội ác của Tố Hữu. Đặc biệt cái chết oan khiên, tức tưởi của nhà thơ Vũ Hoàng Chương, vào mùa đông năm 1976, thì Tố Hữu có đầy đủ động cơ là kẻ thủ ác đứng đầu. Chi tiết về những tội ác ấy, chúng tôi xin được gởi đến quý vị trong bài viết vào dịp khác.

Cho đến tận bây giờ, người nhạc sĩ tài năng Nguyễn Văn Tý trở về nơi chốn ra đi đến cõi trần này. Thế nhưng, “DƯ ÂM” của ông vẫn bị báo chí được chỉ đạo “giam cầm”, khi họ viết đưa tin ông qua đời. Trên tất cả những tờ báo mạng hàng Top ở VN, có nhiều bài viết về nhạc sỹ khi ông qua đời, nhưng tuyệt nhiên, chúng tôi chưa ghi nhận, những người có văn chương kia, nói về chuyện cầm tù “DƯ ÂM”, huống hồ cho “DƯ ÂM” của NS Nguyễn Văn Tý được tự do. Nghĩa tử là nghĩa tận. Cho nên, xin hãy sống lại chút lương tri, chút Người còn sót, hỡi những con người đang nhân danh văn chương, đạo đức kia ơi!!!

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Tin bài liên quan:

VNTB – Ung thư không chừa ai! Đừng vô cảm nữa các Anh/Chị văn nghệ sĩ ạ!

Phan Thanh Hung

Ai yêu thi hào Nguyễn Du hơn: Tố hữu hay Phạm Thiên Thư?

Phan Thanh Hung

VNTB – Phó Chủ tịch coi thường cả lệnh phòng dịch của Thủ tướng Phúc, xử sao?!*

Phan Thanh Hung

1 comment

Hoang Tung 29.05.2020 7:41 at 19:41

Tôi chưa gặp ông nhưng tôi rất thích bài ca “Dư âm” này , một tình cảm man mác của thời trai trẻ mà ai cũng có thể trãi qua và thật ra không phải ai cũng có thể ghi nhận lai tình cảm này như ông thể hiện . T.H. ghét bỏ ông một phần vì ghen ghét tài hoa này của ông chăng ?

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.