VNTB – Bước “sẩy chân” của dự án máy bay khổng lồ A380 và hàng không Việt Nam

VNTB – Bước “sẩy chân” của dự án máy bay khổng lồ A380 và hàng không Việt Nam

Nguyễn Đình Ấm

 

(VNTB) – Dự án Long Thành cần làm 1 đường băng đủ tiêu chuẩn cho Airbus A380 

 

Ngày 16/12/2021 tập đoàn chế tạo máy bay Airbus của châu Âu giao chiếc máy bay khổng lồ Airbus A380 (A380) cuối cùng cho hãng hàng không Dubai để từ nay công xưởng chế tạo lắp ráp “ngôi khách sạn 5 sao trên không” này tạm thời đắp chiếu.

Trước năm 1970 ngành chế tạo máy bay thương mại cỡ lớn chỉ có hãng Boeing, Mcdonald Douglas của Mỹ thống trị thế giới tư bản và các hãng Iliusin, Tupolev, Antonov của Liên Xô thống trị khối XHCN.

Thế nhưng từ năm 1970 khi châu Âu gồm Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ý thành lập hãng Airbus thì xuất hiện cuộc cạnh tranh giữa hai gã khổng lồ Boeing và Airbus.Năm 1970 Airbus có chiếc A300, rồi A320 cạnh tranh sòng phẳng với Boeing 737, DC10 của Mỹ, khi Boeing có Boeing 747 làm mưa làm gió ở thị trường máy bay cỡ lớn thì Airbus chế tạo Airbus 340 nhưng loại máy bay đường dài này không cạnh tranh được B747.  Những năm 2000, thị trường hành khách phát triển rất nhanh chóng và sau khi hiệp định “bầu trời mở” giữa châu Âu và Mỹ được ký kết năm 2004 (Trước đây các hãng hàng không Mỹ chỉ được bay đến một số sân bay trung chuyển ở châu Âu rồi các hãng hàng không châu Âu chở đi các nơi thì nay các hãng hàng không Mỹ được bay đến bất kỳ thành phố nào của châu Âu và các hãng hàng không châu Âu được mua cổ phần trên 50% các hãng hàng không Mỹ…) thì cả hai trung tâm chế tạo máy bay này đứng trước lựa chọn phải có thế hệ máy bay để vươn lên đột phá trong cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ. Sau khi tính toán mọi mặt châu Âu chọn phương án chế tạo máy bay khổng lồ đầy đủ tiện nghi bay xuyên lục địa A380. Trong khi đó Boeing thực hiện án cải tiến máy bay khổng lồ Boeing 747 thành Boeing 747-8, nối thêm chiều dài, gia cố cánh, tăng ghế, cải tiến tiện nghi, hiện đại hóa nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên có vẻ không tin tưởng tuyệt đối vào dự án Boeing 747-8 Boeing tiến hành dự án Boeing 787 thân rộng, đầy đủ tiện nghi, 350 ghế với tầm bay 14.00-15.000km có thể bay xuyên Đại tây dương đến bất cứ thành phố nào ở châu Âu, rất phù hợp với hiệp định “bầu trời mở”. Có vẻ không thật tin tưởng dự án Airbus 380, lập tức châu Âu xúc tiến dự án Airbus 350 có tính năng tương tự Boeing 787.

Vào những năm 2.000 nạn khủng bố nghiêm trọng , hạ tầng các sân bay trên thế giới không đủ khả năng phục vụ A380, đặc biệt dịch SARS 2004, rồi đến dịch Vũ Hán việc làm thủ tục an ninh, chống dịch rườm rà, sự an toàn của các chuyến bay “mỏng manh” hơn… nên đơn đặt hàng của Airbus 380 sút giảm chỉ còn con số 250 chiếc/1.000 mới có lời theo dự kiến nên nay hãng phải tạm dừng sản xuất Airbus 380. 

Tuy nhiên, theo tôi, dự án A.380 chỉ tạm dừng đến khi nạn khủng bố được ngăn chặn  ở mức tối thiểu, dịch dã qua đi, các quốc gia thiết lập được hạ tầng tiếp nhận máy bay khổng lồ A380. Bởi vì, loại máy bay này rất hiệu quả khi lượng hành khách đông, nhu cầu bay xuyên lục địa tăng cao.Với hai tầng ghế phổ thông lên đến 800 chỗ, bay thẳng 14.000-15.000km từ châu Âu sang châu Mỹ, châu Á, Úc, trên khoang có phòng bar, nghỉ ngơi, giải trí, cấp cứu… khách bay đường dài không còn bị cảm giác bức bối, mệt mỏi nên rất phù hợp với các chuyến bay xuyên lục địa. Đặc biệt chi phí cho trọng lượng vận chuyển ở mức thấp trong các loại máy bay cùng thế hệ, A380 rất hấp dẫn với các hãng hàng không. 

Với hàng không Việt Nam nếu hai đầu Hà Nội và TP HCM có đường băng, các trang bị phục vụ khách phù hợp với A380 thì theo tôi, khai thác A380 sẽ rất hiệu quả. Bởi vì khi chưa có dịch đường bay này là một trong những đường bay nhộn nhịp nhất thế giới. Năm 2018, mỗi tuần các hãng hàng không chuyên chở 270.000 hành khách với khoảng 270 chuyến bay/ ngày. Với lượng khách ấy và sau này sẽ tăng lên nữa nếu dùng hai chiếc Airbus 380 bay con thoi đường bắc nam với 800 khách/chuyến sẽ có lợi lớn cho hành khách và hãng hàng không bởi sẽ giảm thiểu số chuyến bay, hạn chế ô nhiễm môi trường, việc bảo trì, chăm sóc A380 cũng như A320, 330 mà HKVN đã sử dụng từ lâu.

Vì vậy theo tôi, dự án Long Thành đang thực hiện nên xây một đường băng đủ tiêu chuẩn cho A380 để đến khi hết dịch, lượng khách đi lại sẽ tăng cao có thể khai thác loại máy bay này.

Ngày 2/9/2007 A380 đã đáp xuống Nội Bài an toàn nhưng đường băng này không thể chịu tải cho A380 ở cường độ cao.


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)