Đồng Tâm
(VNTB) – Cụ Kình và người đồng chí hướng với ông đã ra đi trong cái đêm mà Nhân Dân chỉ là “đối tượng”. Nhưng cái chết dân thường này, xin mượn lại hai câu trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để đưa tiễn ông: Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen/ Thác mà ưng đền miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.
Đứng trước cái gọi là lực lượng vũ trang nhân dân, người Đồng Tâm, và gia đình Cụ Lê Đình Kình yếu thế toàn tập trong cuộc đấu tranh giữ đất ở Làng Hoành (xã Đồng Tâm, thành phố Hà Nội).
Không chỉ là so sánh về mặt tương quan lực lượng, mà về mặt thông tin, đó là cuộc chiến bất đối xứng.
Báo Sạch đưa tin xin lỗi, vì nguồn thông tin bất đối xứng, vì chính quyền giới nghiêm nên mọi thông tin từ Đồng Tâm giờ chỉ còn thông qua Cổng thông tin của Bộ Công An.
Rồi đây, nền tư pháp, hành pháp sẽ xử lý nốt những công việc còn lại, để “đập tan mọi sự kháng cự nếu có” tại Đồng Tâm. Đồng hành cùng lực lượng đổ bộ vào Làng Hoành ngày 9/1 sẽ là vũ khí, nhà tù, và những phiên tòa biện lý cho cuộc “đánh úp” vào cái đêm hôm đó.
Lẽ vì thế, niềm tin của ông Cụ Kình và những người liên quan đến cuộc chiến đấu tranh giữ đất đã gửi đơn cầu cứu các cơ quan nhân quyền và Liên Hiệp Quốc. đột nhiên trở thành bằng chứng sống động nhất về niềm tin giữa gia đình ông Lê Đình Kinh và những người và người dân giữ đất, giữ làng trong cái đêm ấy với chính quyền, trở về… 0.
Nếu một viên đạn giết chết những kẻ phản bội, những phần tử tham nhũng và âm mưu xâm chiếm vùng đất tổ tiên, thì đó là viên đạn mang hình dáng Nhân Dân.
Nhưng nếu viên đạn tuyên bố rằng nó thuộc về nhân dân, nhưng đối với người dân, nó khiến dân thường bị chảy máu và chết, thì đó là viên đạn bạo ngược, viên đạn đi ngược lại chức năng cơ bản của một nhà nước hiện đại, xâm hại trực tiếp quyền sống của con người, của chủ thể Nhân Dân.
Viên đạn đó vạch ra cái lằn ranh giữa Dân và Quân, giữa Dân và Chính quyền. Cái lằn ranh đó xé nát sự đoàn kết đáng lẽ cần thiết trong thời điểm giặc đang tung hoành ngày Biển Đông.
Cái đêm hôm ấy là đêm gì? Là chiến thắng của một trung đoàn được bảo bọc bởi giáp và trang bị vũ khí đầy mình? Là chiến thắng chống lại “bọn giặc Đồng Tâm”?
Cái đêm hôm ấy là đêm gì? Khi trong mắt không ít người bây giờ, họ phải gào thét trong tâm can câu thơ của Cụ Đồ Chiểu khi xưa: Hỡi ơi! Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.
Đây có thể là lý do khiến ông Bùi Quang Minh vinh danh Cụ Lê Đình Kình trên Facebook cá nhân bằng luận ngữ: Anh hùng liệt sĩ, Cụ Lê Đình kình và con trai đã qua đời trong trận càn dã man của giặc ác rạng sáng 9/1/2020.
Cái chết của Cụ Kình và người thân của ông, cũng như sự trừng phạt nặng nề của những người liên quan về sau này đã khiến Lực lượng Vũ trang Nhân dân trở thành một “kẻ xâm lược” trong mắt không ít người. Khiến cho mọi người “hiểu” hơn về cơ chế này, cơ chế không bao giờ sẵn sàng để nhún nhường người dân, cái cơ chế buộc người dân phải bước đến đường cùng và kháng cự.
Cái được duy nhất trong vụ việc lần này là trấn áp, cái mất mát lớn nhất lại là lòng dân. Nói thẳng ra, sự kiện ngày 9/1 thể hiện một đối sách tồi tệ.
Vì ai và vì cái gì? Đó là câu hỏi dành cho chính quyền thành phố Hà Nội và Trung ương.
Và tại sao trong căng thẳng Đồng Tâm, bóng dáng của Đại biểu Quốc Hội hoàn toàn mất hút?
Chính quyền luôn vạch ra lằn ranh đỏ cho phía người dân, nhưng chính quyền không bao giờ để ý, lằn ranh giới hạn của người dân với chính quyền.
Ông cụ Kình và người đồng chí hướng với ông đã ra đi trong cái đêm mà Nhân Dân chỉ là “đối tượng”. Nhưng trong mắt nhiều người, Đồng Tâm là chuyện làng Nhô (với người đứng đầu là ông Trịnh Văn Khải). Do đó, chỉ xin mượn lại hai câu trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để đưa tiễn ông: Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen/ Thác mà ưng đền miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả