Dân Trần
(VNTB) – Không ít đảng viên vẫn luôn tìm cách từ bỏ hiên đường xã hội chủ nghĩa để đi sang xứ tư bản giẫy chết
Theo thông tin từ tòa án tỉnh Quảng Bình, hồi tháng 11/2023, bà P.T.M.N. đã xin nghỉ phép đi Mỹ thăm người thân, nhưng khi hết thời hạn thì bà đã không trở về. Bà nhờ người nhà đến cơ quan nộp đơn xin thôi việc. Bà P.T.M.N. là cán bộ thuộc Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Nữ cán bộ thanh tra tòa án này chỉ là một điển hình mới nhất cho tình trạng cán bộ cộng sản đi Mỹ định cư nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là trong bối cảnh các biến động chính trị và xã hội ở Việt Nam. Ngoài ra Đảng viên cho con đi du học ở những nước tư bản phương Tây như Mỹ, Anh, Canada, hoặc Úc là chuyện thường.
Đảng viên trốn ở lại nước ngoài không chỉ gây thất vọng, làm mất lòng tin đối với hệ thống lãnh đạo và quản lý cán bộ, mà còn cho thấy những đảng viên “vượt biên hợp pháp” rất vô trách nhiệm và thiếu lòng trung thành với đảng và nhà nước. Điều này phản ánh sự không hài lòng, thậm chí là ngấm ngầm bất mãn với chính sách và hệ thống chính trị hiện hành ở Việt Nam. Có thể họ cảm thấy bị hạn chế trong việc tự do ngôn luận, quyền lợi cá nhân, hoặc không đồng tình với các quyết định chính trị của chính phủ. Hoặc có thể họ chợt tỉnh ngộ về thực trạng của xứ giãy chết so với nơi thiên đường mà họ đang “tận lực cống hiến.”
“Hầu hết các cán bộ thường được cho rằng họ là những người được ưu tiên và được hưởng nhiều đặc quyền trong xã hội. Việc họ từ bỏ mọi quyền lợi chính trị để dứt áo ra đi là tín hiệu cảnh báo về lòng tin và tinh thần đoàn kết trong xã hội đang ngày càng suy giảm. Sự việc này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của Đảng và chính phủ mà còn tạo ra một làn sóng tiêu cực trong lòng dư luận, góp phần làm suy yếu lòng tin vào hệ thống chính trị”. Anh Q.T., một người dân ở Sài Gòn bình luận với phóng viên VNTB.
Tuy nhiên, việc cán bộ đảng viên trốn qua Mỹ cũng mở ra những câu hỏi về tính chất và mục đích của hành động này. Liệu họ chỉ đơn giản muốn tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình, hay họ còn có mục tiêu chính trị hoặc những lợi ích riêng đằng sau?
Có ý kiến cho rằng có thể những người này ra đi theo chỉ đạo của cấp trên, ví dụ làm gián điệp kinh tế, hoặc tình báo chiến lược. Nếu bị phát hiện cài gián điệp nhà nước, quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ gặp nhiều rắc rối và những người dân muốn nhập cảnh vì các lí do chính đáng sẽ là những nạn nhân trực tiếp bị ảnh hưởng.
“Trong bối cảnh các phe phái chính trị đấu đá khốc liệt với nhau như hiện nay, đảng viên nào còn ở lại Việt Nam thì vẫn còn nguy cơ bị triệt hạ bất cứ lúc nào. Giữa đi tù và đi Mỹ, nếu còn được lựa chọn, chắc chắn họ sẽ tìm mọi cách thoát thân, hạ cánh an toàn”. Chị T.N., một người dân ở Sài Gòn nói với phóng viên VNTB.
“Cán bộ Nhà nước chính là những người thấu hiểu cơ chế và tình hình chính trị xã hội nhất. Việc họ quyết tâm ra đi, mà lại đi sang một nước mà Đảng Cộng sản ghét cay ghét đắng như Mỹ thì đủ hiểu là chế độ hiện nay tồi tệ đến như thế nào. Ngay cả người trong đảng mà còn muốn chạy đi Mỹ, thì cây cột điện mà có chân thì cũng ra đi là đúng rồi. Ai muốn sống ở một quốc gia mà hệ thống chính trị độc tài đàn áp nhân quyền, tự do ngôn luận, hệ thống y tế thì xuống cấp, giáo dục thì tha hóa, văn hoá lụn bại, kinh tế thì khó khăn. Ở lại Việt Nam là không có đường sống, đời mình lỡ rồi nên thôi ráng chịu, nhưng lo nhất là con cái mình sau này sẽ ra sao”, chị T.N. nói tiếp.
________________
Tham khảo:
https://nld.com.vn/cho-thoi-viec-nu-can-bo-tand-tinh-quang-binh-nghi-phep-qua-my-du-lich-196240304195025225.htm
1 comment
“Cán bộ đi Mỹ không trở về: cái tát vào mặt những lời tuyên truyền giả dối”
Nói đúng ra, đây đúng là cái tát, nhưng là Mỹ tát vào mặt Đảng . Và tuyên truyền chắc là không giả dối, vì trí thức trong nước thường lên án loại cán bộ bỏ nước wa Mỹ .
Mỹ tát vào mặt Đảng thì đúng là như thế, Mỹ nói như quát vào mặt Đảng cán bộ tụi bay có thèm rèn luyện tư tưởng nữa đâu . Chỉ chực vù wa Mỹ thui