Việt Nam Thời Báo

VNTB – Cần phải có điều luật hình sự về tội chống Đảng Cộng sản

Điều 117 Bộ luật hình sự

Hoài Nguyễn

(VNTB) – Trên thực tế chẳng cá nhân, nhóm hội đoàn dân sự nào dại dột đi chống nhà nước có lực lượng quân đội chính quy. Cái mà họ chống đó là chống chủ nghĩa cộng sản, tức chống Đảng Cộng sản.

Từ trải nghiệm trong công tác thỉnh giảng ở khoa Luật của một trường đại học tại TP.HCM, tôi từng được một số sinh viên ‘chất vấn’ thế này khi thảo luận về môn học luật hình sự:

Thứ nhất, làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân: Đây là hành biên soạn, in, viết, vẽ, cất giữ, cất giấu, phát ra, truyền ra rộng rãi, truyền miệng, phao tin, thông qua hội giảng, bài viết… để xuyên tạc, đả kích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý cán bộ, nói xấu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nói xấu lãnh tụ, cán bộ, công chức nhà nước, xuyên tạc lịch sử, kích động kêu gọi tiến hành các hoạt động chống Đảng Cộng sản, chứ không phải chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

Sở dĩ gọi là chống Đảng, vì Hiến pháp quy định Đảng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện đời sống chính trị – xã hội ở Việt Nam.

Sinh viên thắc mắc: tội hình sự vì sao không dành điều khoản nào về chế tài hành vi của chống Đảng?

Thứ hai, làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân: Đây là hành biên soạn, in, viết, vẽ, cất giữ, cất giấu, phát ra, truyền ra rộng rãi, truyền miệng, phao tin, thông qua hội giảng, bài viết… để kích động, xuyên tạc đánh vào tâm lý của nhân dân, tạo ra sự sợ hãi, tư tưởng cầu an hoặc bịa đặt, tung tin thất thiệt gây hoang mang, nghi ngờ trong nhân dân.

Tương tự với nội dung thứ nhất, Đảng là cơ quan tối cao cho mọi chỉ đạo, điều hành quốc gia. Do vậy, các hành vi được cho là vi phạm pháp luật hình sự đó, thực chất là nhằm tới sự độc quyền toàn trị của Đảng. Do đó, điều luật hình sự phải có nội dung nào đó liên quan về vi phạm quyền Hiến định mà Đảng thụ đắc, ghi rõ tại Điều 4.1, Đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Thứ ba, làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý: Đây là hành vi biên soạn, in, viết, vẽ, cất giữ, cất giấu, phát ra, truyền ra rộng rãi, truyền miệng, phao tin, thông qua hội giảng, bài viết… và hành vi sử dụng những luận điệu chiến tranh tâm lý của địch để tuyên truyền, kích động, xuyên tạc… đánh vào tâm lý của nhân dân như tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý; tuyên truyền lối sống hiện sinh, sống gấp; tuyên truyền các học thuyết tư sản, phản động…

Những gì đề cập ở vấn đề thứ ba này, cũng tương tự như hai nội dung kể trên, chủ yếu là thuộc vấn đề về thể chế chính trị, chứ không phải là các phần việc mang tính nguyên tắc của tư pháp – hành pháp và cả lập pháp.

Từ tóm tắt quy định của Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 như ở trên, theo ý kiến của sinh viên khi bàn luận, là có thể rút ra một số vấn đề hạn chế sau đây về pháp luật hình sự hiện hành:

Một là, các hành vi phạm tội về tuyên truyền chống nhà nước đã được quy định một cách thống nhất về cách thức, các nhóm hành vi phạm tội tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 117 được quy định giống nhau về các hành vi phạm tội và khác nhau về nội dung thông tin, tài liệu, vật phẩm được sử dụng trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội.

Tuy nhiên, việc tách thành 3 điểm a, b, c khoản 1 Điều 117 chỉ dựa vào nội dung thông tin, tài liệu, vật phẩm được sử dụng trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội là không cần thiết. Đặc biệt nội dung thông tin, tài liệu, vật phẩm được sử dụng trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội ở điểm b và điểm c rất khó phân biệt trong thực tiễn áp dụng, nếu không muốn nói là trùng nhau. Bởi lẽ, việc gây chiến tranh tâm lý cũng là nhằm vào nhân dân, cũng là gây tâm lý sợ hãi, hoang mang trong nhân dân.

Hai là, qua tìm hiểu các bản án hiệu lực, có thể thấy công tác điều tra, truy tố, xét xử số đối tượng được cho là phạm tội này, thì nếu nói theo ngôn từ cáo buộc của cơ quan tố tụng, cho thấy ngoài hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, còn là hành vi tuyên truyền chống Đảng Cộng sản Việt Nam.

Việc tuyên truyền chống Đảng Cộng sản Việt Nam chính là hành vi làm mất uy tín, làm suy yếu lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Tuyên truyền với nội dung chống Đảng thậm chí còn nguy hiểm hơn một số nội dung tuyên truyền được quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Do vậy, theo ý kiến của một số sinh viên, việc Bộ luật Hình sự năm 2015 chỉ quy định về hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà chưa có quy định nào về hành vi tuyên truyền chống Đảng Cộng sản Việt Nam là chưa đầy đủ.

Vấn đề này đưa đến hệ lụy là cơ quan tố tụng của Việt Nam có dấu hiệu hình sự hóa quan hệ dân sự về quyền tự do chính trị, trong đó có quyền phê phán Đảng, mà sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn kêu gọi cần phải biết cầu thị lắng nghe trong vấn đề “Phê và tự phê”.

Ba là, khoản 2 Điều 117 quy định “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm”.

Vậy hiểu thế nào là phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng? Hành vi nào trong các hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được coi là phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

Vấn đề này cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật hình sự nào hướng dẫn một cách rõ ràng, gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng pháp luật.

Qua nghiên cứu kỹ thuật lập pháp ở một số tội danh cùng nhóm xâm phạm an ninh quốc gia như “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; “Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ”; “Tội bạo loạn”… cho thấy, trong cấu thành cơ bản (khung hình phạt nặng nhất) của các điều luật này đều có quy định trường hợp “Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng” là những yếu tố định khung.

Tin bài liên quan:

VNTB – Lá phiếu từ Tòa án binh?

Phan Thanh Hung

VNTB – Tòa án và Đảng lãnh đạo toàn diện

Phan Thanh Hung

VNTB – Ở Việt Nam có hay không con đường chính trị nghị viện?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo