Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chính phủ Đài Loan chống lại các cáo buộc của Tổng giám đốc WHO

 

Quang Nguyên

 

(VNTB) – Tổng thống Đài Loan Thái Anh-Văn đã đưa lời chống lại các cáo buộc từ người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng chính phủ của đảo quốc dân chủ này  đã xúi giục “các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc” trong cộng đồng quốc tế.

 

Bà Thái tuyên bố “Tôi phản đối mạnh mẽ những cáo buộc rằng Đài Loan đang xúi giục các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc trong cộng đồng quốc tế”.

 

Bà nói tiếp: “Đài Loan luôn phản đối tất cả các hình thức phân biệt đối xử. Trong nhiều năm, chúng tôi đã bị loại khỏi các tổ chức quốc tế và chúng tôi biết rõ hơn bất kỳ ai khác về cảm giác bị phân biệt đối xử và cô lập”. Bà Thái  người liên tiếp bị WHO bỏ qua lời kêu gọi được trở thành thành viên của cơ quan y tế Liên Hợp Quốc.

 

Đài Loan, chưa bao giờ nhận minh là một phần thuộc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và cũng không bị Đảng Cộng sản Trung Quốc cai trị, đã bị từ chối là thành viên trong các tổ chức quốc tế dưới áp lực ngoại giao lớn từ Bắc Kinh, và họ luôn  tuyên bố hòn đảo này là một phần lãnh thổ của nước cộng sản Trung quốc.

 

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết hôm thứ Tư rằng ông đã bị tấn công, bị phân biệt chủng tộc và thậm chí đã nhận được những lời đe dọa giết chết. Người đứng đầu WHO, từng là cựu bộ trưởng bộ y tế và ngoại giao của Ethiopia và là nhà lãnh đạo châu Phi đầu tiên của tổ chức WHO cho biết: “Cuộc tấn công này đến từ Đài Loan”.

 

Ông Tedros cáo buộc các nhà ngoại giao Đài Loan đã biết các cuộc tấn công nhưng không tỏ thái độ với các hành động hoặc lời nói có tính đe dọa, kỳ thị và hăm dọa giết người đó. Tedros tố cáo: “[ chính quyền Đài Loan] thậm chí còn nương theo tất cả những lời lăng mạ và xỉ nhục đó chỉ trích tôi”.

 

Tuy nhiên, ông không đưa ra ví dụ cụ thể nào về các vụ tấn công, cũng như không dẫn chứng được các lời đe dọa ông có dính líu đến chính phủ Đài Loan, nơi chính quyền đang tiến hành một cuộc chiến chống lại sự tấn công trực tuyến của những người ủng hộ Bắc Kinh, từ lâu khi đã xảy ra đại dịch coronavirus.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Joanne Ou cho biết chính phủ Đài Loan rất tiếc rằng Tedros là mục tiêu của các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc. Bà nói  “Chúng tôi cũng biết cảm giác đó như thế nào ở Đài Loan”.

 

Bà kêu gọi ông rút lại tuyên bố của ông rằng Bộ ngoại giao của chính phủ Đài Loan đã liên kết với những lời nói có tình lăng nhục nhắm vào ông đó bằng mọi cách. “Những lời cáo buộc chưa được chứng minh và không chính xác của Tiến sĩ Tedros đối với Đài Loan, không có nỗ lực xác minh, không chỉ không phù hợp với sự thật, mà còn gây tổn hại nghiêm trọng cho chính phủ và người dân của chúng tôi”, Bà Ou nói tại Đài Bắc hôm thứ Năm.

 

“Phỉ báng như vậy là vô cùng vô trách nhiệm.”Chính phủ chúng tôi kêu gọi ông Tổng Giám Đốc  Tedros sửa lại những cáo buộc vô căn cứ này, làm rõ ngay lập tức và xin lỗi đất nước chúng tôi,” bà nói. “Chúng tôi kêu gọi Tổng giám đốc Tedros từ bỏ định kiến chính trị, trở lại vị trí trung lập và chuyên nghiệp, mời Đài Loan tham gia đầy đủ vào tất cả các cuộc họp và cơ chế để chống lại dịch bệnh COVID-19 và tiếp tục mời Đài Loan tham gia WHO với tình trạng quan sát viên.

 

Trong khi đó bà Thái Anh Văn kêu gọi Tedros đến thăm Đài Loan. “Nếu Tổng giám đốc Tedros có thể chịu được áp lực từ Trung Quốc và đến Đài Loan để thấy những nỗ lực của Đài Loan đã tự mình chiến đấu với COVID-19, ông ta sẽ có thể thấy rằng người dân Đài Loan là nạn nhân thực sự của sự đối xử bất công”. Các cáo buộc của Tedros được đưa ra sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Trump nói rằng WHO là “trung tâm của Trung Quốc” và cho rằng Hoa Kỳ sẽ xem xét rút tiền tài trợ cơ quan này.

 

Tổng Thống Trump nói rằng WHO “đã sai lầm” khi họ xử lý dịch coronavirus. “Họ cũng giảm thiểu mối đe dọa rất mạnh mẽ”, ông nói hôm thứ Tư.

 

Giám đốc khu vực châu Âu của WHO Hans Kluge trả lời rằng “đây không phải là lúc để cắt giảm nguồn tài trợ”.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo đã xác nhận vào thứ Tư sau đó rằng Hoa Kỳ đang đánh giá lại nguồn tài trợ cho WHO, ông nói tổ chức này đã không hoàn thành những gì cần phải làm.

 

Chủ tịch ủy ban của Liên minh châu Phi Moussa Faki Mahamat, đã tweet sự ủng hộ của Liên minh châu Phi cho WHO và Tedros, nhưng Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio kêu gọi Tedros từ chức. “Thật không may, tổ chức này đã bị chính trị hóa … Tôi có những lo ngại sâu sắc về nó”, Rubio, một người thường hay phê bình Bắc Kinh và đồng chủ tịch của Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc (CECC), nói với Fox News.

 

Yen Chen-shen thuộc Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Cheng-chi của Đài Loan cho biết bất kỳ nỗ lực nào để bải bỏ chức vụ tổng giám đốc của ông Tedros tại WHO có thể sẽ thất bại. “Có hơn 50 quốc gia ở châu Phi và các thành viên châu Phi sẽ hỗ trợ ông ta … ngoài ra, ông ấy cũng có thể giành được sự hỗ trợ từ các quốc gia Trung Đông”, Yen nói. “Về cơ bản, ông ta sẽ không bị thay thế trừ khi Trung Quốc không hài lòng về ông.” “[Nhiều nước đang phát triển] đã nhận được nhiều lợi ích từ Trung Quốc, vì vậy họ sẽ hỗ trợ Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế”, Yen nói.

 

“Nhưng Hoa Kỳ, và đặc biệt là Trump, đang theo đuổi chính sách của chủ nghĩa đơn phương, và ông không sẵn sàng liên minh hoặc làm việc trong hệ thống quốc tế.” “Điều đó thực sự để lại một khoảng trống có thể được Trung Quốc lấp đầy trong các tổ chức này.” Zhuang Jiaying của Đại học Quốc gia Singapore đã đồng ý. “Chính quyền Obama rất coi trọng Liên Hợp Quốc, nhưng chính quyền Trump không vậy, và về cơ bản họ coi thường U.N”, Zhuang nói. “Vì vậy, họ có thể không tích cực trong việc đưa ra và  cổ vũ cho ai đó là ứng cử viên của họ và thu thập phiếu bầu.” Ông nói ngay cả khi có một cuộc bầu cử một nhà lãnh đạo WHO mới, sẽ chẳng có lợi bao nhiêu cho Hoa Kỳ.

 

Từ khi dịch corona virus bắt đầu xảy ra tại Vũ Hán, dư luận râm ran lên lời cáo buộc Tổng Giám Dốc WHO đã bao che cho Trung quốc và để cho nạn dịch tràn lan trên thế giới. 

 

Trường hợp đầu tiên của covid-19 xuất hiện ở tỉnh Hồ Bắc, Trung quốc vào ngày 17 tháng 11. Vào giữa tháng 12, các quan chức Trung Quốc đã biết rằng virus này có khả năng lây truyền từ người sang người vì các bác sĩ và y tá điều trị bệnh nhân cũng bị lây nhiễm. Nhưng thay vì cảnh báo thế giới, họ đã cố gắng che đậy, và trừng phạt các bác sĩ đã cố gắng phát ra lời báo động.

 

Vào ngày 14 tháng 1, Tổ chức Y tế Thế giới WHO tweet rằng chính quyền Trung Quốc đã không tìm thấy bằng chứng rõ ràng nào về việc lây truyền từ người sang người. Vào ngày 15 tháng 1, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã tuyên bố trên truyền hình nhà nước rằng nguy cơ lây truyền từ người sang người là thấp. Đây là những lời nói dối cố ý của Bắc Kinh. Chỉ 2 tháng sau khi số người chết lên rất cao và không thể che đậy dược, chính phủ Trung quốc mới ra lệnh đóng cửa Hồ Bắc. Lúc đó đã có hàng trăm ngàn người từ tỉnh này chạy đi khắp nơi trong nước và qua các nước khác lánh nạn, gây lây nhiễm cho toàn thế giới.

 

Trung tâm tình báo y tế quốc gia của quân đội Hoa Kỳ, NCMI, cảnh báo từ tháng 11 rằng coronavirus lây lan ở khu vực Trung Quốc Hồ Bắc có thể trở thành một sự kiện thảm khốc toàn cầu.

 

Trận đại dịch bắt đầu từ Trung quốc đến nay đã lan rộng đến hơn 180 nước trên thế giới , làm hang trăm ngàn người thiệt mang và mất hàng chục ngàn tỷ đô la. Nếu không ngăn chặn sớm hơn được, suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ khó tránh khỏi.

 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Dịch Corona 19: Những khía cạnh ít được lưu tâm

Phan Thanh Hung

VNTB – Quýt Tập Cận Bình

Do Van Tien

VNTB – Khủng hoảng virus corona và sự ảo huyền của chế độ chuyên quyền

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo