VNTB – Chính trị thực dụng hay trò chơi thông minh: Aung San Suu Kyi thăm Trung Quốc

Thái Thịnh (VNTB) – Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đang có chuyến thăm lịch sử và gây tranh cãi đến Trung Quốc.


Người được giải Nobel, người đã thực hiện sứ mệnh cuộc đời mình để vận động cho nhân quyền và dân chủ, đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc mời đến.

Bà sẽ được gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường trong chuyến thăm này, nhưng thông tin chi tiết của chuyến đi bốn ngày đã không được tiết lộ.
Bà Suu Kyi đã trải qua hơn một thập kỷ bị quản thúc ở Miến Điện khi phản đối chế độ quân sự.
Trong thời gian đó, Trung Quốc lại là đồng minh thân cận nhất của chính quyền quân sự.

Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đến sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: AP.
Vậy tại sao bà Suu Kyi lại chấp nhận lời mời? Đầu tiên, cần phải biết tại sao Trung Quốc mời một người ủng hộ dân chủ đến Bắc Kinh.
Về mặt chính thức, chính phủ Trung Quốc sẽ không tiết lộ nhiều về điều này, do đó chuyến thăm sẽ không tiếp đón phương tiện truyền thông nước ngoài và sẽ không có thông tin chi tiết của chuyến thăm được phát ra.

Cần phải biết rằng, chuyến thăm đầu tiên này là sự chuẩn bị của 2 năm trước đó (2013), khi bà Suu Kyi đã gặp Yang Jeichi, một thành viên cao cấp của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, ở Miến Điện. Và một cuộc họp đầu tiên giữa bà và đại diện của chính phủ Trung Quốc diễn ra kể từ thời điểm, bà ra khỏi nhà tù vào năm 2010.

Một sự tính toán!
Kể từ khi nhà cầm quyền Miến Điện rời bỏ quân phục và chuyển sang chế độ dân chủ, mối quan hệ của Miến Điện với Trung Quốc đã trở nên xấu đi, tâm lý chống Trung Quốc gia tăng, một số dự án của Trung Quốc – Miến Điện đã bị trì hoãn hoặc đình chỉ; trong khi đó xung đột Kokang khiến cho các tỉnh Trung Quốc giáp biên chịu ảnh hưởng với  it nhất năm người thiệt mạng khi đạn pháo quân đội Miến Điện bay lạc.

Trong khi đó, Miến Điện lại gặp sự nâng đỡ từ phương Tây, từ biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với nước này dỡ bỏ, đầu tư phương Tây gia tăng.

Miến Điện trở nên ít phụ thuộc vào đầu tư Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn coi Miến Điện là một cửa ngõ quan trọng về mặt chiến lược trong tiếp cận Ấn Độ Dương, theo AP.
Nếu Trung Quốc muốn tái tham gia ảnh hưởng vào Miến Điện và đẩy lùi ảnh hưởng của phương Tây, thì họ sẽ cần “biểu tượng Dân chủ” bên cạnh, dù không ra mặt.
Hãng tin nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa Xã phát ra tín hiệu: “Việc mời bà Suu Kyi là một bằng chứng cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng quan hệ với bất kỳ đảng phái chính trị nào miễn là họ sẵn sàng thúc đẩy và phát triển lành mạnh quan hệ với Trung Quốc … Trung Quốc hoan nghênh ý định thân thiện và nó không mang mối hận thù trong quá khứ.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng sự trao đổi giữa lãnh đạo 2 Đảng là “một thành phần quan trọng” trong duy trì lâu dài tình hữu nghị giữa Trung Quốc-Miến Điện.
Nhưng tại sao bà Suu Kyi chấp nhận lời mời đến thăm chế độ mà bà đã dành nhiều năm chỉ trích và là nơi trái ngược với quan điểm đấu tranh vì quyền con người và dân chủ?
Chủ nghĩa chính trị thực dụng là câu trả lời.

Cùng với Aung San Suu Kyi, nhà văn Lưu Hiểu Ba cũng là một người vận động cho nhân quyền và dân chủ ở Trung Quốc, ông và bà Suu Kyi cùng đạt giải Nobel hòa bình. Và giờ đây ông đang ngồi tù tại Trung Quốc, vợ ông bị quản thúc tại gia ở Bắc Kinh. Và bà Suu Kyi lại tiến hành chuyến thăm trong bối cảnh đó.

Trong khi, trước chuyến thăm, nhiều nhà hoạt động đã gây áp lực Suu Kyi lên tiếng công khai chống lại việc bỏ tù nhà văn Lưu Hiểu Ba.

Một tuyên bố từ Suu Kyi sẽ gây rắc rối cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, và chính quyền nước này đã đi trước một bước, khi cho biết, một lời kêu gọi thả người từ bà Suu Kyi sẽ không được quan tâm, bởi “Không có lý do gì để thay đổi bản án được thực hiện theo quy định của pháp luật, của cơ quan tư pháp Trung Quốc”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói với Reuters.

Nghịch cảnh hay chính là một phần trò chơi của chính trị?
Khi Aung San Suu Kyi được trả tự do và bước vào cạnh tranh chính trị, cô đã trở thành một phần của trò chơi chính trị. Bà phải giành lấy mọi lợi thế để nắm lấy quyền chính trị trong tay.
Và điều này có thể hiểu vì sao, bà Suu Kyi giữ im lặng trước cuộc đàn áp và đụng độ sắc tộc đối với người Hồi giáo Rohingya – đang sống ở miền tây Miến Điện. 
Tất cả là vì, bà cần lá phiếu của những công dân theo đạo Phật trong tháng 10 này.
Và chuyến thăm Bắc Kinh này, đó là sự trải thảm, thậm chí là nhượng bộ để đổi lấy hữu nghị và thương mại cho một tương lai, khi bà lên nắm quyền. 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)