Nguyễn Ngọc Hoà
South China Morning Post ngày 31/5 dẫn một nguồn tin quân đội Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã lên kế hoạch cho việc lập ADIZ ở Biển Đông từ năm 2010, ADIZ được đề xuất bao trùm cả quần đảo Đông Sa (Pratas) ở phía bắc Biển Đông, và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, và cơ quan chức năng Trung Quốc chỉ đang chờ thời điểm thích hợp để công bố.
Tiến sỹ Trần Công Trục nguyên Trưởng Ban nói với BBC News Tiếng Việt hôm 01/6/2020 từ Hà Nội.
“Trung Quốc sẽ rơi vào thế yếu về mặt pháp lý, về mặt chính trị cũng như ngoại giao và đặc biệt về mặt an ninh quốc phòng. Tôi cho rằng tuyên bố đó về ADIZ nếu đưa ra sẽ bị vô hiệu hóa, bởi vì các nước lớn có một nền hàng không mạnh chắc chắn sẽ có những biện pháp để không chấp hành tất cả những điều phi lý mà Trung Quốc đưa ra.”
Nếu Trung Quốc để tâm đến mặt pháp lý, Trung Quốc đã không thể trồng rau ở Hoàng Sa. Tiến sĩ Trục đề cập đến “các nước lớn có một nền hàng không mạnh sẽ có những biện pháp” có vẻ là biện pháp hữu hiệu nhất trước, trong và sau này.
Hoa Kỳ là quốc gia đề cao tự do hàng hải Biển Đông, và trong suốt thời gian Trung Quốc manh động tại khu vực, các khu hạm trục, tàu sân bay, máy bay chiến đấu Hoa Kỳ đã được điều đến Biển Đông thị uy.
Việt Nam ở đâu và nên làm gì?
Tìm kiếm câu trả lời từ bất hoà gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các quốc gia khác trên thế giới phải lựa chọn giữa hai nước. Giữa sức mạnh quân sự của Mỹ và ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc – một lựa chọn thu hút các quốc gia đồng minh theo các hướng khác nhau.
Sự lựa chọn này nên được đưa ra đặc biệt đối với các nước ASEAN bị mắc kẹt trong giấc mơ của Trung Quốc, về Biển Đông và sự suy yếu của Hoa Kỳ đối với quyền bá chủ toàn cầu trong thời gian qua.
Việt Nam phải ứng phó, với tư cách là một trong những quốc gia được hỗ trợ lớn về Biển Đông bởi Hoa Kỳ, và với khuôn khổ chính trị tương thích Trung Quốc.
Không giống như trường hợp của Ấn Độ và Pakistan – Việt Nam có thể lên tiếng trung dung, trường hợp Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là một trường hợp dễ dàng.
Mặc dù Việt Nam hy vọng hai siêu cường có thể giải quyết sự khác biệt của họ một cách hòa bình, nhưng Việt Nam đang trên con đường chiến lược quan trọng đối với cả hai bên.
Trung Quốc coi Việt Nam là khoá nằm trong chuỗi khoá ý thức hệ và họ đã đầu tạo rất nhiều nhân lực đảng cho Việt Nam, thương mại hai chiều lớn lên đến 117 tỷ USD năm 2019. Người Trung Quốc cũng có mối quan hệ văn hoá, lịch sử với Việt Nam giúp tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa hai nước. Mặc dù Hoa Kỳ có sự giàu có hơn, Trung Quốc đã chi tiêu ngày càng nhiều hơn trong thập kỷ qua.
Có một ý nghĩa rằng Việt Nam phải đối phó với Trung Quốc trong việc chiếm đoạt tài nguyên ở Đông Nam Á, và phải bảo vệ chủ quyền biên giới biển của mình.
Đối với Hoa Kỳ, người Mỹ coi Việt Nam là một quốc gia quan trọng có thể ngăn Trung Quốc mở rộng quyền lực trên khắp Đông Nam Á. Hoa Kỳ cam kết tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi 1/3 lô hàng thương mại toàn cầu đi qua.
Trung Quốc vươn lên như một cường quốc kinh tế thế giới, nhưng đừng bỏ qua sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Quân đội Hoa Kỳ đang tập trung vào Đông Nam Á. Nếu Hoa Kỳ chuyển trọng tâm từ Trung Đông sang Trung Quốc, thì Việt Nam phải đứng vững vì trận chiến sắp xảy ra ngay tại lối ra.
Nếu ai đó nghĩ rằng cuộc xung đột này khó có thể xảy ra, hãy xem xét lại vì đằng sau Hoa Kỳ là – Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, IMF, WHO, Tòa án Công lý Quốc tế, và một danh sách kéo dài. Đồng USD (Hoa Kỳ) và kiểm soát truyền thông toàn cầu.
Việt Nam không nên lưỡng lự với Hoa Kỳ, chiến tranh đối đầu bắt buộc, hoà bình đối tác bắt buộc. Dù Trung Quốc có thích hay không, Hoa Kỳ vẫn có tác động rất lớn trong hiện tại lẫn tương lai, chủ quyền Biển Đông lẫn giảm bớt phụ thuộc thương mại với Trung Quốc.
Việt Nam ở trong một tình huống xấu. Chúng ta phải lựa chọn khi ADIZ đang hình thành dần tại Biển Đông. Việt Nam hưởng lợi rất nhiều từ mối quan hệ với Trung Quốc, cả về mặt thương mại và văn hoá, nhưng chủ quyền và tương lai tự chủ Việt Nam quan trọng hơn cả.
Việt Nam phải bảo vệ các quyền của đất nước chúng ta, bao gồm cả tự do và độc lập của chúng ta – được đảm bảo bởi ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Hợp tác với Hoa Kỳ sẽ đảm bảo sự an toàn và an ninh của người Việt Nam trong các trận chiến ngoại giao hoặc quân sự. Nếu chúng ta muốn trở thành một xã hội tiến bộ, chúng ta phải đoàn kết với các xã hội tiến bộ khác.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
1 comment
MỘT NHẬN THỨC NGUY HIỂM
Đó là:
” Việt Nam hưởng lợi rất nhiều từ mối quan hệ với Trung Quốc, cả về mặt thương mại và văn hoá …”
Câu trên thật đáng kinh ngạc!
“Lợi” vì mối quan hệ kín đáo giữa hai đảng ư? Với việc cố hy vọng níu kéo ý thức hệ cộng sản? …
Lợi vì không dám mở miệng trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, vì lời răn đe phải “vì đại cục”?
Lợi vì được cho vay kiểu “bẫy nợ”, được tham gia vào “Sáng kiến vành đai và con đường”.
Lợi vì được “giúp” đầu tư, thầu bao nhiêu công trình, đặc biệt những nhà máy nhiện điện than đầy nguy hại, là đại dự án bô-xít Tây Nguyên, …?
Còn “lợi” về “văn hóa” … ư? Làm sao kể hết được nhỉ?
….
Và khi đọc nốt vế hai của câu nói trên, “… nhưng chủ quyền và tương lai tự chủ Việt Nam quan trọng hơn cả”, có thể sẽ có người suy luận rằng, vậy thì có một lựa chọn không kém phần ưu việt: sát nhập vào Trung Quốc cho xong. Lúc đó sẽ khỏi lo chuyện “chủ quyền”, “tự chủ” nữa.
Hy vọng cái “nguy hiểm” nói trên chỉ là sự sơ xuất trong hành văn thôi.