Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chống lại bầu cử gian lận ở VN 

Therese ThiMy

 

(VNTB) – Gian lận bầu cử ở VN nói riêng, ở các nước cộng sản nói chung, trở thành chuyện mà một số người dân có thể không để ý, không thấy.

 

Đảng, chính quyền nói mãi, tuyên truyền cả hàng thế kỷ về những thủ tục bầu cử của họ khiến nhiều người chấp nhận đó như những thủ tục, trình tự hợp pháp cần có trong cuộc bầu cử thay vì phải chống lại.

 Bầu cử gian lận ở VN diễn ra dưới rất nhiều hình thức:

1/Thao túng bầu cử:

 Loại bỏ người tự ứng cử qua cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc bằng cách cứu xét, hiệp thương. Mặt trận tổ quốc, công cụ của đảng cộng sản, là chủ thể duy nhất lập danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân.  Ứng cử viên phải được mặt trận giới thiệu về cơ sở và nơi công tác để họ được góp ý trước khi được mặt trận tổ quốc hiệp thương lập danh sách ứng cử viên chính thức, hoặc gạt bỏ. Chưa từng có người được trung ương đảng, hay các đảng ủy giới thiệu ra ứng cử bị mặt trận tổ quốc loại bỏ, hay dám loại bỏ, nhưng hầu như tất cả người tự ứng cử đều bị mặt trận ‘bác đơn đơn ngay từ vòng gửi xe’ như người dân thường chế diễu.

Bản tin ngày 24/3/21 của quận Ba Đình cho thấy 100% ứng cử viên quốc hội trong đơn vị bầu cử phường Quán Thánh là đảng viên cao cấp cộng sản. Bản tin này viết:

Tối 23/3, tại tổ dân phố số 6 phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Quán Thánh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV.

Tại Hội nghị, cử tri đã được nghe sơ yếu lý lịch trích ngang của người ứng cử ĐBQH khóa XV trên địa bàn: ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND tối cao; ông Lê Khánh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; bà Nguyễn Vân Chi, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội.(1)

2/ Gian lận phiếu bầu. Không có ủy ban kiểm soát bầu cử, người đếm kết quả phiếu bầu đều là nhân viên chính quyền, ban tổ chức bầu cử địa phương.

 3/ Cho phép tổ trưởng mang giấy tờ tùy thân của cử tri trong tổ đi “bầu dùm”.

4/ Bắt giữ, hành hung, quấy rối hoặc bôi nhọ người tự ứng cử. Tạo rắc rối khó khăn, dẫn đến bác đơn ứng cử của người tự ứng cử.

5/ Gửi các đảng viên từ trung ương về địa phương nào đó để ứng cử.

6/ Không tổ chức công khai tranh luận giữa các ứng viên.  

Và còn nhiều cách gian lận bầu cử khác.

Khi ĐCSVN càng to giọng mời gọi dân tự ứng cử bao nhiêu là lúc họ nói dối cao độ bấy nhiêu về tính dân chủ trong bầu cử. Hai người tự viết đơn ứng cử là Lê Trọng Hùng, Trần Quốc Khánh đã bị bắt giam ngay tức khắc khi vừa nộp đơn ứng cử.(2) 

Nhiều người dân chán nản với cách thức bầu cử gian lận đã có những phản ứng không đi bỏ phiếu, chấp nhận sự đe dọa, gây rắc rối phiền phức, thậm chí bị lọt vào sổ đen phản động của chính quyền. Nhiều người ‘thây kệ’ giao tổ trưởng dân phố đi bầu thay. Cả hai cách ‘phản đối’ này, đối với chính quyền và đảng CS lắm mưu ma chước quỷ đều vô ích, vì mình không đi bầu thì tên tuổi, địa chỉ của mình vẫn nghiễm nhiên được ai đó cho vào danh sách 98% hay 99% ‘cử tri sốt sắng đi bầu’, và số phiếu bầu cho tổng số người ứng cử cũng được phù phép cho phù hợp với số phần trăm này. Sẽ không có thay đổi gì!

Một phương cách được đưa ra dưới đây để phản đối bầu cử gian lận trong các cuộc bầu cử các cấp ở VN, hợp pháp, tích cực, đơn giản, ít bị chính quyền biết, gây phiền hà, và khiến họ phải suy nghĩ, và có lẽ họ dần thấy được sự phản ứng tiêu cực của cử tri đối với những người, đặc biệt là đảng viên, bất xứng.

Luật gia TMT đề nghị, nếu bạn muốn phản đối bầu cử gian lận ở VN, hãy đi bầu, và gạch bỏ toàn bộ tên các ứng cử viên, hoặc ghi thêm tên một hay vài người nào đó, thí dụ Chí Phèo, Thị Nở hay A Q, hay tên con kiki nhà bạn vào phiếu danh sách ứng viên, hay bạn có thể làm cả hai, gạch bỏ tất cả tên và thêm tên người khác. 

Điểm d, đ Khoản 1 Điều 74 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định những phiếu bầu sau đây là không hợp lệ:

d) Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử;

đ) Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác.

Từ quy định này, thành viên tổ Bầu cử ở các điểm bỏ phiếu hướng dẫn cử tri không được gạch hết tên tất cả những người ứng cử đã ghi trên phiếu và cũng không

được ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử.

Quy định trên có thể chấp nhận được bởi đây là quy định về mặt hình thức. Quy định này nhằm tạo ra các tiêu chí để phân loại phiếu đã bầu và định ra các chỉ dấu đo lường được về số lượng để xác định kết quả cuộc bầu cử.

Nhưng hướng dẫn của thành viên tổ Bầu cử là vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, quyền bầu ai là thuộc về ý chí, nguyện vọng của cử tri và không ai được xâm phạm dưới bất kỳ hình thức nào. Do đó sẽ xảy ra trường hợp cử thấy toàn bộ các ứng viên có tên trên phiếu bầu không xứng đáng làm đại diện cho mình thì không có lý do gì phải bầu. Cử tri cũng không cần phải lý giải tại sao không xứng đáng mà chỉ cần biết mình không có nguyện vọng bầu cho những người đó. Ngược lại, cử tri hoàn toàn có quyền thể hiện mong muốn ai đó được làm đại diện của mình nên có quyền viết thêm tên người đó vào phiếu bầu. Đây là quyền về sự tự do biểu đạt ý chí, nguyện vọng của mình – một biểu hiện của quyền tuyệt đối về tự do lương tâm và tư tưởng. Vì là quyền của cử tri nên hành vi gạch hết tên mọi ứng viên hoặc thêm tên người ngoài vào phiếu bầu không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Và thực tế, cho đến nay, luật Việt Nam cũng chưa có và không thể dám có một quy định nào xác định đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Trong khi đó, hành vi hướng dẫn của thành viên tổ Bầu cử với cử tri không được gạch tên toàn bộ ứng viên hoặc thêm tên người khác vào phiếu bầu chính là hành vi ép buộc, làm sai lệch kết quả bầu cử. Thành viên tổ Bầu cử chỉ có nghĩa vụ thông báo cho cử tri biết về quy định của luật nếu gạch tên hết mọi ứng viên hoặc thêm tên người khác vào phiếu bầu thì sẽ làm cho phiếu bầu trở thành không hợp lệ. Quyền quyết định thế nào phải để cử tri tự do lựa chọn.

Do vậy, trước hiện trạng cử tri không biết người ứng cử là ai, không biết người đó có xứng đáng là đại diện của mình không thì ngoài việc tẩy chay bầu cử, cử tri hoàn

toàn có thể dùng quyền gạch bỏ tất cả các ứng viên xa lạ đối với mình. Với cách làm này, cử tri sẽ thể hiện được quyền công dân của mình để trực tiếp chuyển tải tới chính quyền một thông điệp hợp pháp về cuộc bầu cử.

Một câu chuyện nghe nhiều người kể như sau:

Ông Nguyễn Phú Trọng hỏi Tập Cận Bình nước ông có gian ln bu c bao gi không?” Ông Tp Cn Bình tr li ngay: “Không bao gi có chuyn nhơ bn đó!” Ông Nguyn Phú Trng gt gù đng ý, hỏi tiếp “Làm cách nào các ông đã ngăn chn được gian ln bu c?” “Rt d!” “Bng cách nào?” Tp Cn Bình và Nguyễn Phú Trọng cùng hỏi nhau thế và họ gật gù với nhau: “Đng c dân bu!”

_____________

Đọc thêm:

(1)https://badinh.hanoi.gov.vn/bau-cu-hoi-dong-nhan-dan/-/view_content/6196208-ha-noi-cu-tri-phuong-quan-thanh-dat-niem-tin-vao-nhung-nguoi-duoc-gioi-thieu-ung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-khoa-xv.html

(2) https://www.bbc.com/vietnamese/world-56812616-


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Chẳng nhớ đã bầu cho ai!

Phan Thanh Hung

VNTB – Vì sao đảng cộng sản Việt Nam không lựa chọn việc tranh cử?

Phan Thanh Hung

VNTB – Nói chuyện chính trị xứ Mỹ, xứ Việt

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo