Quang Nguyên
(VNTB) – Cho đến nay không thấy có nghiệp đoàn lao động độc lập nào được phép hoạt động công khai.
Bài 1: Cam kết cho thành lập công đoàn độc lập
Tại nhà quốc hội, trong buổi tiếp Đoàn Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện Châu Âu (EP) do Chủ tịch Ủy ban David McAllister dẫn đầu, thăm, làm việc tại Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ phát biểu “Tất cả các cam kết với quốc tế đều được Việt Nam thực hiện một cách chủ động, tích cực, trong đó có vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ quyền con người”(1). Ông chủ tịch quốc hội đã nói dối.
Việt Nam đã cam kết nhiều với quốc tế về các điều khoản liên quan đến nhân quyền, phát triển bền vững và công đoàn để có được những hiệp ước thương mại. Hiệp định Thương Mại Tự Do giữa Liên Hiệp Âu Châu EU và Việt Nam (EVFTA) 2020 bao gồm các điều Việt Nam phải phát triển bền vững, nhân quyền và công đoàn độc lập không phụ thuộc chính phủ. Các cam kết này qua nhiều năm, kể từ khi Hiệp Định có hiệu lực ngày 1/8/2020, Việt Nam đã không thực hiện hay thực hiện một cách nhỏ giọt, không như ông Chủ Tịch Quốc Hội nói “Việt Nam tích cực, chủ động thực hiện các cam kết”.
Mặc dù Việt Nam đã thực hiện một số cải cách pháp luật và chính sách để đáp ứng phần nào các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) về quyền lao động, bao gồm các quyền cơ bản của lao động, việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe cho người lao động, đảm bảo quyền đàm phán tập thể và tăng cường giám sát công đoàn, nhưng không đáp ứng đầy đủ các cam kết trong phần này của EVFTA. Tuy nhiên, nếu có, đó là các trường hợp cụ thể và không thể tổng quát hóa, dẫu biết rằng việc thực hiện các cam kết trong phần này của EVFTA là quá trình kéo dài và cần phải đánh giá theo từng trường hợp và thời điểm cụ thể.
Việt Nam cản trở thành lập các công đoàn độc lập
Chính phủ Việt Nam đã đề ra các chính sách và luật gọi là để hỗ trợ hoạt động của các tổ chức liên đoàn, công đoàn độc lập. Tuy nhiên, việc thực hiện những chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế, hay nói rõ hơn, họ cản trở thành lập các tổ chức này.
Cụ thể, Luật Công đoàn của Việt Nam đã cho phép thành lập các tổ chức công đoàn độc lập và liên đoàn công đoàn độc lập, nhưng kèm theo điều kiện việc phê duyệt cho các tổ chức này được thành lập phải phụ thuộc vào sự đồng ý của chính quyền địa phương và cấp trên.
Người quan tâm có thể thấy vài ba website của mấy tổ chức công đoàn, nhưng không thể truy cập (2). Cho đến nay không thấy có nghiệp đoàn lao động độc lập nào được phép hoạt động công khai.
Ngoài ra, các tổ chức công đoàn độc lập muốn được thành lập vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc hoạt động, bao gồm sự can thiệp của chính quyền, thiếu tài chính và nguồn lực, thiếu quyền tự do liên kết và thiếu sự ủng hộ.
Theo tin đài BBC, hôm 01/7/2020, một tổ chức tự gọi tên là Nghiệp đoàn Lao động Độc lập Việt Nam tuyên bố thành lập ở trong nước, và cho hay trong diễn ngôn thành lập của mình rằng:
“Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam (NĐĐLVN) là một tổ chức gồm những người xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau, với mục tiêu thành lập các Nghiệp đoàn tự do. Chúng tôi hy vọng sẽ đồng hành với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động một cách hữu hiệu, nâng cao đời sống công nhân nhằm có được sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp đồng thời giúp cho người lao động Việt Nam được hưởng quyền lợi như ở các quốc gia khác trong CPTPP và EVFTA.
“Chúng tôi cũng kêu gọi các công nhân trong các doanh nghiệp, những người lao động tự do trong các ngành nghề lao động khác cũng như những lao động trí thức hãy gia nhập đội ngũ Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam. Từng bước, NĐĐLVN sẽ hướng dẫn các bạn thành lập những Nghiệp đoàn cho ngành nghề của các bạn tại các cơ sở để chung tay bảo vệ quyền lợi thiết thực của chính các bạn”(3)
Ngày 26.1 2023, phóng viên VNTB hỏi về công đoàn này, một vị trong nghiệp đoàn cho biết, “[…]bọn CA đến sách nhiễu [từng người chúng tôi] khiến các bạn Nghiệp đoàn phải thôi vụ đó. Hơn nữa có vẻ như Nghiệp Đoàn cũng đang khó khăn trong hoạt động. Theo tôi, việc có Nghiệp Đoàn độc lập là cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và phù hợp với yêu cầu hợp tác thương mại với các nước. Nhưng nhà cầm quyền quá sợ những tổ chức độc lập nên họ ngăn chặn bằng mọi cách. Rất buồn!”
Việt Nam hiện chỉ có một tổng liên đoàn lao động duy nhất trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam do ông với ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam, giữ chức Chủ tịch. Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ định ông này là Bí thư Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam và giới thiệu bầu Chức danh Chủ tịch. Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam này thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929 cách nay gần thế kỷ và mang tai tiếng rất nhiều về việc không bênh vực quyền lợi công nhân mà chỉ lo cho quyền lợi các chủ nhân, đồng thời lương hàng năm của những người lãnh đạo ăn trên, ngồi trước lên đến hàng tỷ mỗi năm
Các tổ chức công đoàn độc lập tại Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký và được cấp giấy phép hoạt động từ chính quyền vì có nhiều hạn chế và rào cản pháp lý cũng như chính trị. Cụ thể, chính quyền Việt Nam chỉ cho phép tồn tại một tổ chức đại diện cho các công nhân là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, họ đưa đảng viên từ ủy ban trung ương đảng xuống nắm giữ quyền lãnh đạo, trong khi các tổ chức công đoàn độc lập muốn thành lập không được công nhận và bị coi là “trái phép”.
Bên cạnh đó, chính quyền cũng thường áp đặt các quy định và yêu cầu khắt khe trong việc đăng ký và hoạt động của các tổ chức công đoàn độc lập, đồng thời thường xuyên theo dõi và kiểm soát các hoạt động của các tổ chức này. Ngoài ra, các tổ chức công đoàn độc lập cũng thường gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính và hỗ trợ từ các tổ chức và cộng đồng quốc tế, do các rào cản pháp lý và chính trị.
Sự mong muốn thành lập các tổ chức công đoàn độc lập tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký và hoạt động do các rào cản pháp lý và chính trị, cũng như thiếu sự ủng hộ và hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức quốc tế.
1. Lý do quan trọng nhất là việc chính quyền VN luôn dị ứng với các công đoàn độc lập. Họ e ngại quan điểm chính trị khác biệt với chính quyền, điều này khiến chính quyền không muốn cho phép các tổ chức này được thành lập và hoạt động.
2. Sự hạn chế về quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp: Trong thực tế, các tổ chức công đoàn độc lập thường bị xem là mối đe dọa đối với chính quyền vì khả năng tập hợp và tổ chức người lao động để bảo vệ quyền lợi của họ. Việc tổ chức các cuộc lãn công, đình công, biểu tình của công nhân hay các sự kiện công khai có thể bị cấm hoặc bị xử lý nghiêm khắc.
3. Các tổ chức công đoàn độc lập, do không chịu sự kiểm soát của TLĐLĐVN dành độc quyền trong việc đại diện cho người lao động, được xem là đối thủ tiềm năng cạnh tranh của tổ chức này. TLĐLĐVN sợ bị gây khó khăn trong việc thực hiện chính sách và quản lý người lao động không theo ý của họ.
4. Các tổ chức công đoàn độc lập nếu muốn được hoạt động ở cấp địa phương phải tìm cách thuyết phục chính quyền địa phương cho phép hoạt động. Việc này gặp khó khăn vì chính quyền địa phương luôn tuân theo lệnh đảng, hoặc do sự thù ghét, quan ngại của các quan chức địa phương.
5. Quá trình đăng ký tổ chức công đoàn độc lập thường gặp nhiều khó khăn do thiếu sự minh bạch và rõ ràng trong quy trình và yêu cầu của chính quyền. Một số tổ chức cũng đã bị từ chối đăng ký mà không được giải thích rõ lý do.
Cá nhân hoặc tổ chức quan tâm đến việc thành lập công đoàn độc lập có thể thực hiện những biện pháp sau:
1. Tìm kiếm sự ủng hộ và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế hoặc các nhóm quan tâm đến nhân quyền và công bằng lao động, trong đó không thể thiếu EU, để tăng cường áp lực đối với chính quyền Việt Nam.
2. Sử dụng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội để lan truyền thông tin về tình trạng vi phạm nhân quyền và công bằng lao động tại Việt Nam.
3. Tìm kiếm sự hỗ trợ và hướng dẫn từ các luật sư, chuyên gia pháp lý, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình hoạt động và trong trường hợp bị bắt giữ hoặc đưa ra tòa.
4. Xây dựng mối quan hệ với các công đoàn độc lập đã hoạt động thành công tại các quốc gia khác để học hỏi kinh nghiệm và được hỗ trợ về tài chính và chuyên môn.
5. Thực hiện các hoạt động quyên góp tài chính từ các nguồn hỗ trợ dân sự hoặc quốc tế để đảm bảo hoạt động của công đoàn độc lập và bảo vệ các thành viên của mình.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần giữ vững sự quyết tâm và sự kiên nhẫn để đấu tranh cho quyền lợi và công bằng của người lao động.
Tóm lại, các tổ chức công đoàn độc lập tại Việt Nam muốn thành lập đang phải đối mặt với nhiều thách thức vì sự nghi ngờ, o ép, đe dọa của ĐCSVN. Họ phải đối diện nhiều khó khăn trong việc đăng ký và hoạt động do các rào cản pháp lý và chính trị, cũng như thiếu sự ủng hộ và hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức quốc tế.
Bài 2 Cam kết tôn trọng nhân quyền.
_______________
Tham Khảo:
(2) Liên đoàn Lao động Việt Nam Độc lập (VLC): http://www.vietnamlaborunion.info/
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Độc lập (VFTU): http://vftu.org.vn/
(3)https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53260008
2 comments
Không dối trá – lừa gạt – trộm cướp – khủng bố – bạo lực thì không phải là người cộng sản. Vương Đình Huệ là đảng viên cộng sản cho nên việc “có nói không – không nói có” của ông ta là “chuyện bình thường và đúng bản chất của người cộng sản”.
Những ai trông chờ hay tin vào sự lương thiện – minh bạch của đảng viên cộng sản thì đúng là: hoặc khờ dại hoặc ảo tưởng.
Nguyễn Hiền đọc cái này chắc cảm thấy nhột nhạt khó chịu trong người