Thái Thịnh (VNTB) Lãnh tụ đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi đã gắn chặt cuộc đời mình với nền chính trị của đất nước, nhưng khi bước qua tuổi 70 trong ngày hôm qua (19/06), ‘quý bà’ sẽ tiếp tục đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc chiến giành lấy tự do, dân chủ cho đất nước mình – vốn kéo dài hàng thập kỷ.
Trong khi Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà (NLD) dự kiến sẽ giành chiến thắng tại cuộc bầu cử quan trọng trong năm nay, con đường Suu Kyi làm tổng thống bị chặn lại bởi một điều khoản gây tranh cãi trong hiến pháp của Myanmar.
Tìm kiếm sự thay đổi ở các điều khoản gây tranh cãi trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra trong khi tuổi ngày càng lớn của mình, đó là một thách thức không nhỏ đối với bà Suu Kyi.
Chuyên viên phân tích Mael Reynaud nói rằng, “Thực tế là bà đã lớn tuổi, và thực sự là bà Suu Kyi cũng muốn thay đổi Hiến pháp trước cuộc bầu cử năm 2020, và sau đó bà có thể trở thành tổng thống.”
Bị giam giữ trong nhiều năm liền dưới thời chính quyền quân sự, sự thỏa hiệp giữa bà với giới quân sự cũ đã cho bà Suu Kyi một ghế trong quốc hội, mở đường cho cô tiếp cận lại vũ đài chính trị.
Bước vào tuổi 70, bà Suu Kyi dự kiến sẽ có cuộc nói chuyện với hàng tram người ủng hộ đảng của bà (NLD) một nhà hàng Yangonvào chủ nhật sắp tới, và đây được xem là một phần trong chiến dịch tăng cường thăm dò, thu hút cử tri của bà.
Tuy nhiên, cũng vào tuổi 70, bà Suu Kyi cũng đối mặt với các cuộc chỉ trích về sự im lặng của bà đối với sự kiện tước quyền công dân của một cộng đồng Hồi giáo thiểu số Rohingya.
Hiến pháp Myanmar không cho phép những người có vợ hoặc chồng nước ngoài ứng cử tổng thống – trong khi đó, bà Suu Kyi có hai người chồng là một thương gia người Anh.
Các điều lệ trong Hiến pháp Myanmar cũng tiếp tục coi trọng sức mạnh của quân đội, qua việc dành cho lực lượng này ¼ số ghế quốc hội – đủ cho các nghị sĩ quân đội một số lượng phiếu ngăn chặn thay đổi các điều khoản Hiến Pháp.
Là con gái của nhà lãnh đạo thuần túy dân tộc, và với việc bà dành nhiều năm sống ở nước ngoài, sau đó tiếp xúc rộng rãi với các chức sắc quốc tế, trong đó có cả Tổng thống Mỹ Barack Obama. Những người ủng hộ và cảm tình với bà Suu Kyi thừa nhận rằng, phả hệ chính trị Suu Kyi là chưa từng có ở Myanmar, theo người viết tiểu sử Peter Popham.
“Không có ai như bà ấy,” Wai Lin, một tài xế 43 tuổi ở Yangon cho biết.
Nếu không có người thừa kế sự nghiệp chính trị của mình, bà Suu Kyi có thể đứng hỗ trợ đằng sau cho một ứng viên tổng thống cải cách của phe quân sự cũ.
Bà Suu Kyi thành một nhà dân chủ đầy ngẫu nhiên, sau khi cô từ Anh trở về Miến Điện vào năm 1988 để chăm sóc người mẹ bị bệnh.
Ngay sau đó, các cuộc biểu tình nổ ra chống lại chính quyền quân sự, và cuộc đàn áp xảy ra, khiến ít nhất 3.000 người thiệt mạng.
Suu Kyi lúc đó đã chứng tỏ là mình là một nhà hùng biện chính trị đầy lôi cuốn và đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong các phong trào dân chủ tại Myanmar, với các bài phát biểu trước hàng trăm ngàn đám đông.
Hoảng sợ trước điều đó, các tướng quân sự đã ra lệnh quản thúc tại gia bà từ năm 1989. 15 năm ở bên trong một khu nhà đổ nát, không có điện thoại, với 2 phụ tá nữ, bà Suu Kyi đã không thể nhìn thấy chồng Michael Aris trước khi qua ông đời vì bệnh ung thư vào năm 1999, và bỏ lỡ cơ hội nhìn thấy người con trai mình trưởng thành.
Mặc dù bà Suu Kyi bị quản thức, tuy nhiên, đảng của bà (NLD) lại thắng lớn trong cuộc bỏ phiếu quốc gia vào năm 1990 tuy nhiên, kết quả không được công nhận.
Năm 2012, bà vàoquốc hội sau cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt – Suu Kyi thực sự muốn tìm kếm sự đồng thuận và thỏa hiệp chính trị.
“Không ai có thể biết điều gì sẽ xảy ra, vì vậy chúng tôi phải tính toán mọi khả năng,” cô nói với các phóng viên tại thủ đô Naypyidaw vào tháng 4.