Trần Kiên
(VNTB) Trung Quốc không đủ tiền để mua WHO, nhưng đủ sức để mua người đứng đầu WHO.
Không phải là chuyện viễn tưởng, bằng sức mạnh của đồng tiền, Bắc Kinh đã gây sức ép thành công, buộc WHO, loại tư cách thành viên Đài Loan.
Đài Loan không được tiếp cận thông tin đầy đủ từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cũng không được tham dự các cuộc họp của tổ chức này.
WHO đã đi ngược lại mục tiêu, tôn chỉ hợp tác cùng với các quốc gia, tổ chức trong đạt được các mục tiêu y tế.
Dưới quyền điều hành của ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, WHO tỏ ra lúng túng, có lúc không có sự chuẩn bị đầy đủ, lạc quan quá mức đến với covid-19.
Ông Ghebreyesus đã từng gọi nhà độc tài lâu năm của Zimbabwe Robert Mugabe là đại sứ thiện chí của WHO. Và vinh danh kẻ độc tài là… anh hùng.
Vị Tổng giám đốc WHO trong suốt thời gian qua cũng đã cho thấy thái độ luồn cúi để giữ mối quan hệ thân thiện với Bắc Kinh.
Ông ta đã bay tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 28 tháng 1 và ca ngợi chính phủ Trung Quốc vì đã nỗ lực chống COVID-19, mặc dù nước này đã bỏ qua tuần lễ vàng trong phòng chống dịch bệnh, trước khi mọi thứ trở nên quá tệ, và cho phép các quan chức thông báo cho người dân về sự bùng phát dịch bệnh.
Ông Ghebreyesus đã đồng hành với Chính phủ Bắc Kinh khi chỉ trích các nước khác đóng cửa với khách du lịch từ Trung Quốc, nhưng im lặng về việc Trung Quốc đã đóng cửa toàn bộ thành phố và nhốt hàng chục triệu người, một biện pháp mà một số nhà khoa học tin rằng, nó không giúp được gì nhiều về phòng chống Covid-19, trong khi vi phạm nặng nề các quyền cơ bản của con người.
Người đứng đầu WHO cũng ca ngợi Bắc Kinh “minh bạch”, trước số liệu cực kỳ “ổn định” (2,1%) từ quốc gia này. Mãi về sau, ông Ghebreyesus mới lên tiếng cảnh báo “cẩn trọng” khi tiếp nhận thông tin do Bắc Kinh đưa ra.
WHO từ chối tuyên bố khẩn cấp đối với Covid-19 trong cuộc họp kéo dài 2 ngày (22-23/01), mà nguyên nhân gốc xuất phát từ Trung Quốc, nước đã ép ủy ban không đề nghị khẩn cấp, theo WSJ.
WHO cũng đã hỗ trợ xây dựng các trung tâm y tế cho Trung Quốc và gửi các đội y tế đến các quốc gia liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Bắc Kinh. Người đứng đầu WHO đã tự hào về điều này, gọi đó là đại tu chăm sóc sức khỏe Trung Quốc, cung cấp bảo hiểm y tế cho mọi công dân, một mô hình bảo hiểm y tế toàn cầu, một trong những ưu tiên hàng đầu của ông.
Không ai biết Ghebreyesus có được hưởng lợi song trùng gì trong mối quan hệ ấm áp với Bắc Kinh. Nhưng những gì diễn ra trong thời gian qua cho thấy, WHO đang mâu thuẫn, lúng túng và thiếu minh bạch trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Bắc Kinh dùng tiền mua cả một quốc gia, giờ đây cũng chính quốc gia này đã xoá bỏ các nguyên tắc đạo đức và nhân quyền trong các tổ chức đa phương như WHO.
Đó không phải chuyện viễn tưởng, đó là sự thật. Và là lý do vì sao hơn 300 ngàn người đã ký tên trực tuyến đòi hỏi ông Ghebreyesus phải từ chức.
Trung Quốc, bằng sức ảnh hưởng đang lên của mình, đã biến các tổ chức đa phương thành công cụ chính trị.