Nguyễn Ngọc Lân
(VNTB)- Cái ước nguyện cuối cùng của ông là giản dị thật, nhưng cái ước muốn giản dị duy nhất ấy lại bị chính các đồng chí của ông tước mất…
Kể cũng lạ, tự hồi nào đến giờ, ông cha ta ai cũng mong có đứa con trai chống gậy, đứa cháu đích tôn ôm bát nhang, hay ôm di ảnh. Thế mà ông Phiêu chết đi lại cứ tưởng gia đình chẳng còn có vợ con lẫn bà còn thân thuộc gì. Chỉ vì chỉ tuyền thấy quân đội đảm đương luôn trách nhiệm của con trai trưởng lẫn cả cháu đích tôn, còn ông Phúc, bà Ngân là gia đình thân tín của ông ấy.
Quốc tang tổ chức rầm rộ trong khi cô vi cô vít đang tung hoành khắp nơi. Các ông bà trong chính phủ phải đi đám tang thì túm tụm lại đông người đã đành, lại còn phải kéo theo bao nhiêu công an, cảnh vệ, bộ đội… Không biết họ không sợ dịch bệnh hay biết mà vẫn liều mạng như không. Họ tự liều mạng mình thì chẳng ai nói làm gì. Nhưng mà họ lại còn mang cả mạng con nhà người ta ra mà đùa.
Đoàn viên thanh niên áo xanh lại được điều động ra làm chim mồi. Những đứa trẻ non choẹt được bảo đứng gần sát nhau cho nó xôm tụ, ôm hình lãnh đạo mới qua đời, tỏ vẻ đau buồn để cho lên báo. Những tấm hình được đưa lên mặt báo để chứng tỏ rằng có những người dân đang khóc thương cho một ông cựu tổng bí thư vừa mới qua đời.
Phàm cứ phải làm cho có người dân thương khóc để thể hiện rằng lãnh đạo được dân thương dân mến. Thế nhưng những đứa trẻ ôm hình ông Phiêu đứng ngoài đường kia có mấy đứa biết ông ấy là ai khi mà chúng bị buộc phải đóng mặt buồn. Đám tang xong rồi thì lại có khi kéo nhau nhận được tiền bồi dưỡng vài ba trăm nghìn rồi lại còn được chiêu đãi một bữa ra trò.
Trong vài ba năm giữ chức Tổng Bí Thư, hình ảnh ông Phiêu áo bốn túi trông cứ liêm khiết, giản dị như ông Hồ, xắn quần lội nước đi thị sát vùng lũ lụt ở miền Trung năm 1999 đã làm cho khối người phải xúc động, thổn thức… Từ độ ấy đã râm ran trong thiên hạ chuyện cha con nhà ông bán các đảo ở vịnh Bắc bộ cho phương Bắc.
Từ năm ông Phiêu làm Tổng bí thư, có thể nói việc xét lý lịch cán bộ, công nhân viên nhà nước ở miền Nam lại trở nên nghẹt thở cho dù là đã có mở cửa, đã bình thường hoá quan hệ với Mỹ.
Những người chuẩn bị được xét công chức hay biên chế lúc ấy đã được biết chuyện xét và thẩm tra lý lịch gắt gao, nhất là những người trót có người thân dính líu đến chế độ Việt Nam Cộng Hoà vẫn phải lại lên bờ xuống ruộng sau khi chưa kịp hoàn hồn với thời xét lý lịch chừng mươi năm trước đó.
Cái nghẹt thở khi ấy giờ được báo chí cách mạng nhìn nhận là thành quả đấu tranh chống diễn biến hoà bình, bảo vệ an ninh và ổn định tình hình mà không phải là những cú xát muối vào vết thường chưa kịp liền da.
Sự kiện Thái Bình năm 1997 nếu chẳng nghe đài địch là BBC hay VOA thì người dân trong nước chả ai biết được người dân quê hương 5 tấn đã nổi loạn đập phá vì bất bình với nhà cầm quyền. Và sự kiện này được xem là điểm son trong sự nghiệp của ông Phiêu khi đã chỉ đạo kiên quyết và kịp thời, lập tổ công tác đặc biệt của Thường vụ Bộ Chính trị về Thái Bình trực tiếp giải quyết và đã ổn định được tình hình.
Sự nghiệp chính trị của ông Phiêu còn được điểm thêm nốt son nữa nhờ đàn áp các cuộc biểu tình của người Thượng Đề ga ở huyện Chư Prông năm 2001. 500 người dân bản địa, người dân tộc Bahnar, Rhade, và Raglai tay không tham gia vào các cuộc biểu tình chống lại người Kinh di dân từ miền Bắc vào Tây Nguyên để khai hoang, làm kinh tế mới.
Công của ông Phiêu đã được ghi nhận là “đã kiên quyết và kịp thời chỉ đạo không để các thế lực thù địch, phản động thực hiện được ý đồ đen tối; vận động, giải thích cho nhân dân. Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Ðảng và Tổng Bí thư đã nhanh chóng làm thất bại cuộc bạo loạn, ổn định tình hình và giữ vững, củng cố an ninh chính trị ở Tây Nguyên và cả nước.”
“Công” của ông Phiêu trong việc phân chia hàng nghìn ki lô met đường biên giới được ghi nhận nơi các cột mốc của Việt Nam bị người Trung Quốc bứng lên mang đi mất, Ải Nam quan giờ nằm sâu trong đất Trung Quốc và Thác Bản Dốc chỉ còn non một nửa.
Ông thượng tướng Phạm Thanh Ngân đã tấm tắc khen rằng “Anh sống mộc mạc, không trọng hình thức, cả cuộc đời chiến đấu gian khổ nên khi giữ cương vị cao nhất anh vẫn ăn mặc giản dị, đạm bạc, nói năng mộc mạc, không có một chút gì là xa hoa, quan cách.”
Một đời cống hiến ông có được căn biệt thự ở đường Lý Nam Đế Hà Nội lát đá hoa cương, tuyền đồ gỗ thật, tranh khảm vàng. Trong nhà ông có trống đồng, chắc có lẽ chẳng phải là hàng nhái hay đồ mã, cả cặp ngà voi nhỏ xinh trưng trên giá gỗ lim có trị giá vài tỷ bạc.
Người giản dị hiếm có cũng chẳng ai tự tạc tượng đồng của mình, treo tranh chân dung sau cặp ngà voi như những vua chúa thời phong kiến? Giản dị đạm bạc đến thế là cùng!
Nếu không có mạng xã hội và internet của Mỹ thì làm sao mà người dân mới được biết ông Phiêu như thế?
Cũng nhờ có báo chí của đế quốc Mỹ mà người dân giờ mới được biết ông tổng bí thư quê Thanh Hoá này thấy vậy mà cũng có tham vọng vô biên. Ông Phiêu khi ấy đã nảy sinh ý tưởng “nhất thể hoá’ nhăm nhe tự dọn cho mình chiếm luôn cái ghế chủ tịch nước khiến các đồng chí hất cẳng ông luôn khi ngồi chưa ấm cái ghế tổng bí thư.
Ước nguyện cuối cùng của ông Phiêu là được thiêu xác mang tro đi rải ở sông ở suối. Hẳn ông sợ gặp phải cảnh như những người đồng chí của ông. Nơi an táng của họ trong nghĩa trang ở Hà Nội bị người dân hàng ngày đến để trét chất thải lên đến độ người thân phải lén mang xương cốt về quê chôn cất.
Cái ước nguỵện cuối cùng của ông là giản dị thật. Nhưng cái ước muốn giản dị duy nhất ấy lại bị chính các đồng chí của ông tước mất…
Thôi thì đã là đảng viên, một đời cống hiến cho cách mạng, thì đến chết vẫn chịu sự điều động của đảng là lẽ thường tình. Chứ nếu ông chịu ra khỏi đảng trước khi nhắm mắt, có khi ước nguyện cuối cùng của ông lại được thành sự thật chứ chẳng đùa.
5 comments
Cả bè lũ ký sinh trùng là đây !
Làm trái di huấn của người đã khuất có trọng tội không ? Có vi phạm luật pháp không ?
Làm như rứa khác chi bôi nhọ cho nhau .
Lều báo vô loài. Ai chét chất thải lên mộ ng đã mất. Chỉ có lũ vô loài mới nghĩ ra chò bẩn thỉu đấy. Đối với ng việt thì nghĩa tử là nghĩa tận, chết là hết đấy bọn choz vô loài ạ. Bọn mày ko phải là người Việt thì cũng nên sống xứng đáng cho cái danh từ con người mà bố mẹ bọn mày đặt cho mày chứ
Trần VIệt Hùng thằng già đó là thằng bán nước ải nam quan thác bản giốc 15000km2 vịnh bắc bộ dâng cho trung quốc, tư cách gì làm quốc tang tư cách gì bắt cả nước để tang, thà ổng chết gia đình làm tang riêng gia đình ổng không ai nói gì