Minh Quân
(VNTB) – Có thể hiểu những gì ưu tiên mà Facebook sắp làm sẽ là gỡ bỏ những cái tên giả như nguyenphutrong, tranđaiquang, nguyenxuanphuc, tolam, nguyentandung…
175/180
Sau chiến dịch tuyên truyền tràn ngập giả dối và xuyên tạc về người dân Đồng Tâm, báo đảng lại giật tít “Facebook cam kết phối hợp với Việt Nam xử lý tin xấu độc” như một cách vớt vát quyền lực của đảng vào thời đắm chìm Titanic.
Tựa đề trên thuộc về Vietnamnet – một trang báo điện tử mà buồn thay, trước đây vốn được xem là một trogn số ít những tờ báo có tính phản biện ở Việt Nam, nhưng trong thời gian vài năm gần đây đã biến diễn thành “người của đảng”.
Bài báo trên lấy bối cảnh cuộc gặp giữa người đại diện của mạng xã hội Facebook là bà Monika Bickert, Giám đốc chính sách nội dung toàn cầu, với Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn tại Hà Nội vào ngày 26/4/2017, theo đề nghị của Bộ TT&TT.
Trước đó, Việt Nam đã yêu cầu Google gỡ bỏ hơn 2000 clip bị cho là “nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước” trên YouTube và cho đến nay đã có hơn 1000 clip bị xóa.
Việt Nam – quốc gia bị Tổ chức Phóng viên không biên giới có trụ sở ở Pháp, cùng một số tổ chức nhân quyền quốc tế, liệt vào hạng 175/180 về tự do báo chí trên thế giới. Nhân đà “thắng lợi” trước Google, chinh quyền Việt Nam đang muốn tạo ra một hành động “tác động mang tính răn đe” đối với mạng Facebook, theo “kinh nghiệm quý báu” của Trung Quốc chỉ cho các mạng xã hội boạt động tại đất nước này nếu chịu “nghe lời” nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Nhưng đó là trường hợp Trung Quốc – quốc gia vẫn còn được xem là một đối trọng lớn của Mỹ và phương Tây về kinh tế và quân sự. Còn Việt Nam thì có gì?
Rất khó để so sánh thế và lực của Việt Nam với Trung Quốc. Một lần nữa kể từ thời “Mở cửa” vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đang quá cần đến “hội nhập đa phương hóa” để cứu vãn nền kinh tế đã một chân trong hố sâu do nạn tham nhũng và điều hành yếu kém, qua đó nhen nhúm hy vọng cứu vãn thể chế chính trị đổ. Trong tình thế quá mong manh ấy, bất kỳ một động thái căng thẳng nào của chính quyền Việt Nam đối với tự do thông tin và tự do báo chí cũng đều khiến phương Tây phản dội và có thể gia tăng chế tài hơn nữa kinh tế đối với đất nước hình chữ S.
Facebook đã “cam kết” những gì?
“Trong buổi làm việc với Bộ TT&TT, đại diện Facebook đã cam kết sẽ phối hợp với nhà chức trách Việt Nam ngăn chặn thông tin xấu độc, thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội này, cũng như xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho người dân Việt Nam” – báo Vietnamnet viết.
Nhưng trong thực tế, đại diện của Facebook đã “cam kết” những gì?
“Tất cả các nội dụng lạm dụng tình dục trẻ em, các tài khoản giả mạo, xúc phạm cá nhân và doanh nghiệp sẽ không có đất sống trên Facebook. Nếu phát hiện, chúng tôi sẽ khóa chặn nội dung, tài khoản vi phạm. Để làm việc đó, chúng tôi đã có các công cụ giúp người dùng thông báo về tin tức giả mạo cho Facebook. Tôi rất mong Bộ TT&TT và Chính phủ VN sẽ quan tâm, hỗ trợ chúng tôi hoàn thành mục tiêu này” – lời của bà Monika Bickert, Giám đốc chính sách nội dung toàn cầu của Facebook.
Như vậy đã rõ, hoàn toàn không có một cam kết hay hứa hẹn nào từ phía Facebook về việc sẽ “ngăn chặn thông tin xấu độc”, mà cụm từ này chỉ do báo đảng tự sáng tác.
Đó cũng là nguồn cơn vì sao cũng chính bài báo Vietnamnet đã phải “vuốt” thêm một đoạn: “Bộ trưởng Trương Minh Tuấn ghi nhận và đánh giá cao tinh thần thiện chí hợp tác của Facebook. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ TT&TT cũng đề nghị Facebook hợp tác tích cực và hiệu quả hơn nữa trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ những nội dung, phát ngôn thù hận, vấn nạn tin giả, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân và các bài viết, hành động vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội này”.
Có thể hiểu những gì ưu tiên mà Facebook sắp làm sẽ là gỡ bỏ những cái tên giả như nguyenphutrong, tranđaiquang, nguyenxuanphuc, tolam, nguyentandung…, nhưng Facebok không hề có ý định can thiệp nhằm ngăn chặn hoặc gây khó khăn cho những tiếng nói bất đồng chính kiến về nhân quyền và phản kháng dân sinh xuất hiện trên mạng xã hội.