Việt Nam Thời Báo

VNTB – Covid-19 không còn là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm

Hà nội nhà tù lộ thiện

Ngọc Lan

 

(VNTB) – Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (đặc biệt nguy hiểm) sang bệnh truyền nhiễm nhóm B…

 

Trong Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành thì chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (đặc biệt nguy hiểm) sang bệnh truyền nhiễm nhóm B…

(Tham khảo: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Nghi-quyet-38-NQ-CP-2022-Chuong-trinh-phong-chong-dich-COVID19-507012.aspx)

Bệnh truyền nhiễm nhóm A và nhóm B khác nhau như thế nào?

Bệnh truyền nhiễm nhóm A

Bệnh truyền nhiễm nhóm B

Phân loại

Gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Các bệnh

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra; bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota); bệnh do virut Zika.

Cách ly y tế

Toàn bộ

Một số bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế

Kiểm soát ra, vào vùng có dịch

– Hạn chế ra, vào vùng có dịch đối với người và phương tiện; trường hợp cần thiết phải kiểm tra, giám sát và xử lý y tế;

– Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;

– Thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người vào vùng có dịch quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

– Các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

Vệ sinh, khử trùng, tẩy uế

Khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, cơ sở y tế phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế, triển khai vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác.

Khi người bệnh tử vong

Người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.

Người tử vong phải được tổ chức mai táng chậm nhất là 48 giờ sau khi chết, trừ trường hợp thi thể được bảo quản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Sau khi xuất viện

Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Chi phí khám chữa bệnh

Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí

Cơ hội cho thương mại hóa vắc-xin Nanocovax?

Theo quy định nêu trên cho thấy khi Covid-19 được chuyển sang nhóm B, có nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ vắc-xin phòng Covid có thể tính đầy đủ chi phí chích ngừa, thay cho chích miễn phí như lâu nay.

Một tin tức liên quan cho biết, Văn phòng Chính phủ hôm 18-3 đã ban hành văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về kết quả xem xét việc cấp giấy đăng ký lưu hành vắc-xin Nanocovax.

Theo đó, trên cơ sở xem xét báo cáo của Bộ Y tế về kết quả xem xét hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành vắc-xin Nanocovax phòng Covid-19 do Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen đăng ký và sản xuất, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 1027/VPCP-KGVX ngày 17-2-2022 của Văn phòng Chính phủ và các văn bản khác có liên quan; tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi trường hợp theo quy định của pháp luật.

Vắc-xin phòng Covid-19 Nanocovax được Nanogen phát triển từ tháng 5-2020, dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp.

Trước khi thử nghiệm giai đoạn 3, vắc-xin này đã trải qua 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng: giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 18-12-2020, giai đoạn 2 từ ngày 26-2-2021 và giai đoạn 3 chính thức từ ngày 11-6-2021.

Theo đề cương đã được phê duyệt, giai đoạn 3 tiêm thử nghiệm vắc-xin Nanocovax nhằm đánh giá yếu tố hiệu lực bảo vệ của vắc-xin đối với cộng đồng và được thực hiện tại nhiều trung tâm trong nước với 13.000 người; chỉ thực hiện tiêm nhóm liều duy nhất 25 mcg và nhóm tiêm giả dược đối chứng.

Như vậy, tạm gác qua các thuyết âm mưu về sự trì hoãn phê duyệt đầy khó hiểu của Bộ Y tế, thì nếu mai này Covid được xếp trong nhóm B bệnh truyền nhiễm, đồng nghĩa khi vắc-xin Nanocovax được phê duyệt sẽ giúp doanh nghiệp này thương mại hóa thuận lợi hơn khi đã có hành lang pháp lý bảo hộ.


Tin bài liên quan:

VNTB – Việt Nam chống dịch quá sang!

Phan Thanh Hung

VNTB – Tham nhũng trên mặt trận chống dịch

Phan Thanh Hung

VNTB – Đặt Bệnh Viện Dã Chiến Ở ‘Sân Golf Tân Sơn Nhất’?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo