VNTB – Cuộc chiến của Putin và vụ ám sát Nemtsov

Phương Thảo (Hà Lan) dịch



(VNTB) – Việc sát hại Boris Nemtsov lại là một hòn đá mà Kremlin ném ra để dập tắt tiếng nói của một người dũng cảm dám chỉ trích Vladimir Putin – kẻ đã biến nước Nga thành một nơi nguy hiểm cho chính người Nga và cho cả thế giới.

“Nếu chống lại, thì anh trở thành kẻ thù của ông ta”

Không giống như nhà báo Anna Politkovskaya, nhà bảo vệ nhân quyền Natalya Estemirova, hay Sergei Magnitsky và nhiều nhà đối lập khác đã bị sát hại vì lên tiếng chỉ trích sự bạo lực của chính quyền Putin ở Nga, Nemtsov là một lãnh đạo chính trị, một cựu phó thủ tướng và là cựu phó tổng thống vốn được xem như là người kế nhiệm sáng giá của tổng thống Boris Yeltsin. Ông đã đưa ra những sáng kiến cải tổ nước Nga và điều này đã bị Putin bóp chết một cách có hệ thống kể từ khi Putin lên cầm quyền năm 1999 bằng việc phục lại đội ngũ các nhân viên kiên định cho Kremlin và Tổng cục An ninh Liên bang Nga.

Nhìn lại 15 năm qua, ai cũng có thể nhận ra tiến trình tập trung quyền lực vào Kremlin thông qua việc đàn áp nhân quyền và các nhà báo độc lập, việc sử dụng các phương tiện tuyền truyền nhằm bôi xấu các nhà bất đồng chính kiến và khơi dậy lòng hận thù dân tộc, và cả việc dùng bạo lực quân sự chống lại các thế lực trong và ngoài nước, đầu tiên là ở Chechnya, rồi sau đó là Georgia, và giờ đây lại là Ukraine, Putin đã theo đuổi một chiến lược tích hợp bằng việc lợi dụng sự lo sợ khủng bố và ngoại xâm làm công cụ để củng cố việc kiểm soát nội bộ triệt để. Ở đây không có sự phân biệt giữa việc tiến hành chiến tranh với nước ngoài và chống lại giặc nội xâm. Putin lập ra một cuộc chiến duy nhất với một mục tiêu duy nhất – thiết lập một hệ thống quyền lực cá nhân và sử dụng quyền lực ấy để tước đoạt mọi thứ của nhân dân và loại bỏ mọi điều có thể cản trở mục tiêu của ông ta.

Tầm nhìn dân chủ của Nemtsov về một đất nước có nhân quyền, có cạnh tranh về chính trị và có luật pháp là sự đe dọa cho hệ thống ấy của Putin, và việc Nemtsov dám lên tiếng chỉ trích, tổ chức biểu tình cần phải có một lòng quả cảm vĩ đại. Nemtsov cũng không ngừng tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế dành cho nền dân chủ Nga. Ông ta đã đên thăm Washington năm 2010 để nói chuyện về đạo luật Magnitsky ( luật trừng phạt những quan chức Nga mà bị cho là chịu trách nhiệm tới cái chết của ông Sergei Magnitsky bằng cách cấm không cho họ nhập cảnh và dùng các hệ thống ngân hàng Mỹ). Năm 2012 ông lại đến Mỹ để lên tiếng về tình trạng tham nhũng khủng khiếp liên quan đến việc chuẩn bị tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2014 ở Sochi quê hương ông. Nhiều tuần trước khi bị giết hại, ông đã viết một bản tường trình về việc cáo buộc quân đội Nga đang tham chiến ủng hộ quân ly khai ở Đông Ukraine, một điều mà Kremlin vẫn luôn không thừa nhận.

Năm 2010 Nemtsov đã phát biểu ở Washington rằng Magnitsky bị sát hại vì “bầu không khí mà chúng tôi hiện đang hứng chịu ở Nga. Đây là một bầu không khí hận thù và đầy bạo lực… Nếu anh ủng hộ Putin và chính sách của ông ta thì anh được an toàn. Nếu chống lại, thì anh trở thành kẻ thù của ông ta.”

“Họ không sợ bị buộc phải im lặng”


Ngày nay bầu không khí ấy lại càng tồi tệ hơn. Trong một tuyên bố ở Kremlin hồi tháng 3 về việc xâm chiếm Crimea, Putin đã cho rằng những người chỉ trích chính trị ở Nga là “những tên phản động” và là “những kẻ phản bội tổ quốc.” Kết quả là Putin đã mở đường cho những kẻ quá khích sử dùng bạo lực để chống lại các nhà bất đồng chính kiến. Nemtsov biết ông luôn gặp nguy hiểm và vài tuần trước khi bị ám sát ông còn nói rằng ông đang lo ngại Putin sẽ tìm cách thủ tiêu ông. Nhưng ông vẫn tiếp tục với hi vọng rằng địa vị của một cựu phó tổng thống sẽ bảo vệ mạng sống của ông. Khi bị sát hại, ông đang lập kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình chống đối lớn vào ngày 1 tháng 3 và cuộc biểu tình ấy giờ lại trở thành cuộc tuần hành tưởng niệm ông.

Vladimir Markin, người phát ngôn của ủy ban điều tra vụ ám sát do Putin lập ra, cũng đã lên tiếng cho rằng những nhà bất đồng chính kiến đã tự lên kế hoạch bị sát hại để tự biến họ thành những người hi sinh vì lý tưởng và để đánh bóng tên tuổi. “Nemtsov có thể đã là một vật hi sinh cho những người không bao giờ chịu lùi bước nhằm đạt được mục đích chính trị cuối cùng.” Nhưng dĩ nhiên Putin và đồng bọn là những kẻ sẽ không bao giờ lùi bước trước bất cứ trở ngại nào và chúng ta vẫn chưa nhìn thấy được đích đến của họ.

Vào ngày Nemtsov bị ám sát, bức ảnh ông bị nằm chết trên chiếc cầu được đăng tải trên trang nhất của tờ Wall Street Journal, ngay phía trên một câu chuyện lý giải vì sao người Mỹ hạn chế cung cấp các vệ tinh do thám cho Ukraine nhằm tránh khiêu khích Nga thêm và rằng bộ phận hành chính của Obama vẫn tiếp tục chia rẽ sâu sắc về việc giúp đỡ vũ khí một cho Kiev. Sự tương phản giữa sự sợ hãi ở Moscow và sự rối loạn chức năng ở Washington đã tiết lộ nhiều điều. Bức ảnh về cây cầu ấy lôi cuốn sự chú ý toàn cầu bởi vì nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin trở nên nguy hiểm không chỉ đối với Ukraine mà còn nguy hiểm cho cả trật tự ở Âu châu, Mỹ và cả toàn thế giới. Việc từ chối giúp đỡ chính đáng cho Ukraine để chiến đấu giành lại tự do và chủ quyền lãnh thổ sẽ chỉ làm cho Nga càng thêm hung hãn và Nga sẽ không bao giờ chịu nhượng bộ Ukraine. Bài học này đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ và chúng ta cần phải học lại bài học này một cách nhanh chóng trước khi quá muộn.

Thiệt hại lớn nhất hiện đang diễn ra chính là những gì đang xảy ra cho chính người dân Nga. Dưới sự lãnh đạo của Putin, nước Nga đã bị hủy hoại toàn bộ về kinh tế, xã hội, địa chính, đạo đức và trên nhiều phương diện khác. Việc người dân yêu mến những công dân ưu tú nhất của nước Nga như Nemtsov, Politkovskaya, Estemirova, Magnitsky, và nhiều người khác – những người đã bị giết hại vì các thế lực có liên quan đến chính quyền là một điều tai tiếng cho sự cáo chung của nước Nga. Thêm vào đó là dữ kiện 22% người dân trưởng thành ở Nga mong muốn rời bỏ tổ quốc theo như một cuộc khảo sát của trung tâm Levada thì đây là bằng chứng tiếp theo cho sự vô vọng ở Nga, một sự vô vọng vốn đã ngày càng tệ hại vì cuộc khủng hoảng kinh tế, vì cuộc chiến Ukraine và giờ đây là việc ám sát Nemtsov.

Nhà hoạt động dân chủ trẻ Oleg Kozlovsky viết vào hôm chủ nhật : “Boris là một người rất trung thực, ông đã đứng lên bảo vệ sự thật mà không sợ hãi một điều gì. Tôi vừa quay trở về sau khi tham dự cuộc tuần hành tưởng niệm sáng nay. Một cuộc tuần hành lớn, có trật tự và It was a huge, orderly. Hàng nghìn người dân Moscow đã đến để bày tỏ quan điểm rằng họ không sợ bị buộc phải im lặng.”

Nhưng liệu họ có đủ khả năng cứu vớt nước Nga? Tất cả chúng ta vẫn còn đang chờ câu trả lời cho câu hỏi này.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)