Anh Khoa dịch
(VNTB) – Những nỗ lực chuyển đối các chế độ độc tài thành những nền dân chủ luôn thất bại
Ngày 3 tháng 2 năm 2021
Hầu hết các chính trị gia đều thấy việc giành được sự ủng hộ của đa số cử tri là đủ thách thức. Vì vậy, hãy tưởng tượng những khó khăn của các ứng cử viên ở Myanmar, những người phải đảm bảo sự chấp thuận không chỉ của cử tri, mà còn của những người đồng cấp hàng đầu của quân đội. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng do bà Aung San Suu Kyi, một nhà bất đồng chính kiến kỳ cựu lãnh đạo, đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên.
Đảng này đã giành chiến thắng trong hai cuộc bầu cử quốc gia vừa qua với số phiếu cao ngất ngưởng. Nhưng họ không làm tốt được như vậy ở việc thứ hai. Vào ngày 1 tháng 2, khi các dân biểu được bầu trong cuộc bầu cử gần đây nhất chuẩn bị nhậm chức, quân đội đã bắt giữ họ và nói rằng quân đội sẽ điều hành đất nước thay thế cho những đại biểu dân cử.
Rất ít người bên ngoài đã dự đoán được cuộc đảo chính, bất chấp những tuyên bố có tính đe dọa được đưa ra từ bộ chỉ huy cấp cao trong những ngày trước đó, lý do đơn giản là quân đội đã nắm quyền kiểm soát hầu hết mọi thứ quan trọng. Theo hiến pháp, mà chính các tướng lãnh hàng đầu xây dựng cho nước này, người đứng đầu quân đội chỉ huy tất cả các cơ quan an ninh.
Ông ta bổ nhiệm sếp của mình (bộ trưởng quốc phòng), cũng như một số bộ trưởng khác và một phần tư các đại biểu quốc hội. Những điều này mang lại cho ông ta quyền phủ quyết đối với bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi tất cả những quy định này bằng cách sửa đổi hiến pháp. Hệ thống được thiết kế để bảo vệ lợi ích của quân đội, bất chấp tiếng nói của cử tri. Vậy tại sao các vị tướng lại đảo ngược nó?
Những kẻ độc tài và những người tin rằng chính quyền cần được loại bỏ bằng bạo lực có xu hướng mong muốn ít nhất vẻ bề ngoài của tính chính đáng. Một chế độ có vẻ dân chủ có thể giúp làm cho người dân của họ không phản đối và chắc chắn làm cho họ đỡ khó xử hơn trong các hội nghị thượng đỉnh quốc tế. Ước mơ của họ là tạo ra sự cạnh tranh chính trị thực sự trong một số lãnh vực, để xoa dịu quần chúng và các đối tác nước ngoài, trong khi vẫn giữ quyền kiểm soát đối với tất cả các quyết định quan trọng.
Các tướng lãnh điều hành Pakistan và Thái Lan đã cố gắng đưa ra các hệ thống như vậy, cũng như các nhà chuyên quyền cai trị Campuchia, Nga và Venezuela, cùng những người khác. Nhưng ít người thể hiện rõ ràng như những người đồng cấp hàng đầu của Myanmar về việc tìm cách bảo vệ vĩnh viễn quyền lực của họ trong những chế độ có vẻ dân chủ.
Tuy nhiên, sự sắp xếp như vậy vốn không ổn định. Những kẻ chuyên quyền không thích bị vạch mặt, cho dù hậu quả là không đáng kể. Chế độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tuần này đã bỏ tù Alexei Navalny, một nhà phê bình nổi tiếng, sau khi anh ta dám sống sót sau một vụ ám sát, và sử dụng cuộc sống mới của mình để nói về một cung điện bí mật trị giá hàng tỷ đô la mà ông ta nói là thuộc về ông Putin.
Ở Myanmar, bà Suu Kyi luôn cẩn thận ăn nói một cách lịch sự về quân đội, nhưng đảng của bà đã liên tục tấn công đảng của các tướng lĩnh ủng hộ, giành được số ghế nhiều gấp 12 lần trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Các tướng quân dễ nổi giận cảm thấy khó có thể chịu đựng được một kết quả nhục nhã như vậy.
Các chính trị gia không có vũ khí ở các nền dân chủ giả hiệu đương nhiên tìm cách vượt qua những trở ngại do những người cầm súng dựng lên. Các tướng lĩnh của Myanmar nghĩ rằng họ đã gạt bà Suu Kyi ra ngoài bằng cách cấm bà nhận chức tổng thống, nhưng bà đã phát minh ra một vị trí mới, “cố vấn nhà nước”, mà bà tuyên bố là “trên tổng thống”. Các đảng phái chính trị ở Thái Lan thù địch với những vị tướng lãnh đạo quân đội liên tục giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử và cố gắng thành lập chính phủ, buộc chính quyền phải liên tục gia tăng cấm cản họ.
Điều đó cho thấy lực lượng khó lường nhất mà những kẻ độc tài ngụy trang phải đối mặt: công dân. Họ có xu hướng bỏ phiếu không đúng ý quân đội (chúng ta chứng kiến việc quân đội Pakistan thường xuyên phải tiễn đưa các thủ tướng làm cho quân đội cảm thấy bực bội). Người dân cũng có thể xuống đường nếu hệ thống này là một màn kịch rỗng tuếch. Ở Belarus, sau các cuộc bầu cử giả hiệu, hàng nghìn người đã bất chấp đàn áp tàn bạo. Ở Nga cũng vậy, như ông Navalny đã nói trong tuần này, “Tình trạng vô pháp và chuyên chế đóng vai trò là công tố viên nhà nước và mặc áo choàng của thẩm phán”.
Các cuộc biểu tình cũng có thể xảy ra ở Myanmar – cũng như sự đàn áp bạo lực của quân đội. Thật vậy, họ đã dập tắt các cuộc biểu tình ôn hòa bằng vũ lực nhiều lần trong những năm qua. Nhưng tình trạng là kẻ bị ruồng bỏ đi kèm với sự đàn áp trần trụi chính là điều mà quân đội hy vọng sẽ thoát khỏi khi họ xây dựng hiến pháp mà họ vừa vi phạm. Theo nghĩa đó, cuộc đảo chính, mặc dù đã đè bẹp những người dân chủ Myanmar, nhưng cũng là một thất bại đối với các tướng lĩnh.
Nguồn: Economist