VNTB – “Đề cương về văn hóa Việt Nam” sau 80 năm vẫn còn là “đề cương”?

VNTB – “Đề cương về văn hóa Việt Nam” sau 80 năm vẫn còn là “đề cương”?

Ngọc Linh Lan 

 

(VNTB) – Vì sao phải chấn hưng văn hóa dân tộc và làm thế nào để chấn hưng văn hóa dân tộc khi mà Đảng ta đã có cả lịch sử của 80 năm “Đề cương về văn hóa Việt Nam”?

 

Bạn đọc viết

Tuyên giáo Đảng vừa tổ chức tọa đàm chủ đề “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật 80 năm qua”.

Ngày 1-3-2023, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật 80 năm qua”.

Trong phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho biết, việc tổ chức tọa đàm khoa học này là hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943) của Đảng, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc.

Ông Nguyễn Thế Kỷ còn nhấn mạnh, “Đề cương về văn hóa Việt Nam ngay từ khi ra đời đã khẳng định tư duy, tầm nhìn, trí tuệ, bản lĩnh của Đảng ta về cách mạng và văn hóa; như ngọn đèn pha soi rọi cho những người cộng sản và toàn dân nhìn thấy con đường mình đang đi và sẽ đi tới; động viên, thức tỉnh, dẫn đường giới trí thức, văn nghệ sĩ, những người nặng lòng với đất nước dấn thân cùng Đảng Cộng sản Đông Dương để cứu nước, cứu dân…”.

Thế nhưng nhìn lại chặng đường đã qua, người ta hoàn toàn có lý khi thắc mắc rằng phải chăng là trong 80 năm dài đăng đẳng, nội dung “đề cương về văn hóa Việt Nam” vẫn là dừng lại ở soạn thảo ý tưởng theo đúng nghĩa của danh từ “đề cương”?

Cá nhân tôi thường ở đây có một mâu thuẫn rằng nếu những nhận xét ở trên của ông Nguyễn Thế Kỷ là có căn cứ, vậy thì nên hiểu thế nào khi trong bài viết “Quyết tâm chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, in trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến vấn đề “chấn hưng văn hóa” dân tộc.

Vậy vì sao phải chấn hưng văn hóa dân tộc và làm thế nào để chấn hưng văn hóa dân tộc khi mà Đảng ta đã có cả lịch sử của 80 năm “Đề cương về văn hóa Việt Nam”?

Ở bài viết “Quyết tâm chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Theo nhìn nhận của ông Nguyễn Phú Trọng thì phải đến Đại hội XIII của Đảng, “đây là lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược.

Văn kiện Đại hội đã nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt là: Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam,… kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất…” – ông Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như vậy.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở bài viết trên đã không nhắc đến với tính kế thừa lịch sử của 80 năm “Đề cương về văn hóa Việt Nam”. Phải chăng ở đây còn có ẩn tình gì?


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Nguyễn Tuấn Anh 1 year

    Thật ra, bản đề cương đó đã tạo ra rất nhiều thành tựu mà cho tới bây giờ, vẫn còn (rất) nhiều người, dù thoái hóa tới cỡ nào chăng nữa, vẫn tự hào. Nhưng Đổi Mới Phúc everything up hết rồi .

    Chỉ còn mỗi Nguyên Ngọc là còn trung thành với bản đề cương đó thui