Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đi học chống thiên tai, thấy thiên tai lại bỏ về

Khánh Như (VNTB) – Đoàn công tác 10 người của Hội chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal học tập “kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất của Nepal.” đã tìm đường về nước an toàn, lệch so với dự định về nước (26/4).

Câu chuyện thấy thiên tai bỏ về của đoàn công tác Hội chữ thập đỏ Việt Nam gây ra một cuộc tranh cãi nảy lửa ở nhiều hướng khác nhau.

Đầu tiên, người ta đặt lại câu hỏi về chức năng và nhiệm vụ của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam – vì đây vốn là một tổ chức thiện nguyện, hỗ trợ người khác trong thiên tai, thảm họa. Và ít nhất là khi sang Nepal để học kỹ năng nâng cao, thì mỗi cá nhân trong đoàn phải có được kỹ năng cơ bản. Cớ sao sang nước bạn, gặp động đất lại quay về?

Nguyễn Xuân Duy, 43 tuổi, điều phối viên của Hội chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam

Những ý kiến biện hộ trong một bài viết được đăng tải trên báo Thanh Niên cũng bị chỉ trích gay gắt.

“Các bạn có thử đặt mình vào địa vị họ hay chưa? Họ cũng không phải người cứu hộ chuyên nghiệp, ở nhà thì bố mẹ, gia đình, vợ con lo lắng, không biết bao giờ hết động đất, sống chết thế nào…

Nếu là bạn thì bạn có ở lại hay không? Bình thường thì khác, đây là thiên tai chết hàng nghìn người thì muốn cứu hộ phải được đào tạo, không chính mình lại thành nạn nhân được cứu hộ đấy”

Nhưng địa vị họ là thế nào? Họ chính là thành viên của Hội chữ thập đỏ, dư luận không đòi hỏi những thành viên còn non trẻ, những đứa trẻ mới tập đi, mà chính là những thành viên – người lớn đã trưởng thành.

Chạy khỏi Nepal là “càng chứng tỏ cái thực tế bây lâu nay là các quan chức tổ chức đi học tập nước ngoài là để đi chơi mua sắm chứ chẳng học hành gì hết.”

Và học tập nâng cao kinh nghiệm ở nước ngoài chỉ là vỏ bọc của việc đi du lịch bấy lâu nay của không ít các quan chức thuộc các ban ngành khác nhau tại Việt Nam.

“Chạy trốn khỏi Nepal” của nhân viên Hội chữ thập đỏ Việt Nam cũng khiến cho không ít người boăn khoăn về mặt giáo dục trưởng thành và giáo dục nhân tính, khi cho rằng: “Giáo dục ở tấm bé là để đào tạo ra tính người, giáo dục ở tầm trưởng thành là để tạo ra những người thợ giỏi. Rất tiếc ở VN cả 2 tầng đào tạo này đều sai, nó khiến cho thanh niên VN lãng phí đến gần chục năm trời mà không vì cái gì hết. Để đến khi bắt đầu bước vào tuổi đi làm thì tất cả vẫn nhìn nhau như những đứa trẻ bú bình, điều ấy có bình thường không?”


Nguyễn Xuân Duy, 43 tuổi, điều phối viên của Hội chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam đã kể lại rằng: “Chúng tôi đã cố gắng liên hệ với Hội chữ thập đỏ Nepal và họ có nói xin lỗi vì “không giúp đỡ các bạn được, các bạn hãy tự lo”.

Điều này là hợp lý, khi nước bạn đang xử lý vấn đề thảm họa thiên tai, và bản thân Hội chữ thập đỏ Nepal có lẽ không hề nghĩ rằng, đại diện của đoàn Hội chữ thập đỏ được chọn lựa, sàng lọc để đưa sang học tập nâng cao lại kém trong xử lý các vấn đề liên quan đến thảm họa và sinh tồn cá nhân như vậy.

Có lẽ họ cũng như ban đoàn học tập khác, chỉ là những đứa trẻ trong hình hài người lớn, chỉ thích tiêu phí tiền thuế vào du lịch thay vì học tập thực tâm.


Tin bài liên quan:

Sự vô liêm sỉ đã không còn giới hạn…

Phan Thanh Hung

VNTB – Hành trình trốn chạy cộng sản Việt Nam của cụ già gần trăm tuổi

Baraju T. Ogelefecejo

Cuộc tháo chạy huy hoàng

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.