Thiên Điểu (VNTB) Ba mươi năm qua, Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa xã hội trên thế giới nối nhau đi vào quá khứ bị ghét bỏ. Ba mươi năm trên thế giới chứng minh tất cả các nước phát triển, giàu mạnh là nhờ cải cách thể chế dân chủ, bước đi trên con đường kinh tế tư bản tự do – mô hình kinh tế thị trường chuẩn mực đã tồn tại qua gần chục thế kỷ được gọt giũa, sang lọc liên tục.
Ý đồ chính trị và tương lai chông chênh từ “định nghĩa”.
Từ một đoạn văn trơn tru nhưng không có tính thuyết phục để thể hiện ý nghĩa về mặt giá trị. Vừa không hẳn là một bản báo cáo cũng không phải là một bài tổng kết. “Định nghĩa về mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN” tiếp tục bộc lộ bế tắc khi khẳng định “đã rút ra những bài học quý từ 30 năm qua” nhưng không đưa ra được cụ thể nó là bài học gì ngoài cái khái niệm mơ hồ từ một quá trình thất bại!
Ba mươi năm là bằng một nưả đời người, ba mươi năm là cả một thời gian lịch sử để Nhật Bản trở thành cường quốc, để Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc trở thành những con rồng Châu Á, để nước Đức vươn lên dẫn đầu Âu châu về kinh tế, đủ sức để cưu mang một Đông Đức nghèo nàn cho công cuộc thống nhất dân tộc. Ba mươi năm để phe tư bản nghiền nát CNCS ở ngay chính cái nôi nó ra đời và cũng chưa tới ba mươi năm một Campuchia vươn lên từ con số 0 vượt qua Việt Nam khi chính thức ra đời những dấu ấn riêng về sản phẩm công nghệ trong khi Việt Nam vẫn “chưa chế tạo được con ốc vít” (!)
Trong bản “định nghĩa” đưa ra con số 30 năm mò mẫm của Đảng mới thật nhẹ nhàng làm sao (!) Ba mươi năm ấy ở Việt Nam có những bài học gì ?
Ba mươi năm qua, Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa xã hội trên thế giới nối nhau đi vào quá khứ bị ghét bỏ. Ba mươi năm trên thế giới chứng minh tất cả các nước phát triển, giàu mạnh là nhờ cải cách thể chế dân chủ, bước đi trên con đường kinh tế tư bản tự do – mô hình kinh tế thị trường chuẩn mực đã tồn tại qua gần chục thế kỷ được gọt giũa, sang lọc liên tục.
Ba mươi năm của Việt Nam là chặng đường chông chênh mò tìm lối thoát khi chứng kiến thành trì CNCS sụp đổ. Chính sách lãnh đạo cho ra kết quả đất nước rơi vào nguy cơ lệ thuộc, chư hầu nghiêm trọng hơn bất cứ giai đoạn nào trong hơn 4,000 năm lịch sử. Là một thể chế mà nạn tham nhũng vét sách ngân khố quốc gia và tổng giá trị tài sản toàn dân chỉ vừa bằng hoặc nhỏ hơn khoản nợ công chất lên đầu mà chưa biết con cháu mấy đời sau mới trả hết được(!)
Nếu đặt giả thuyết: ĐCSVN kỳ vọng “định nghĩa mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN” được rút ra từ những thất bại qua các đường lối hoàn toàn mang tính thử nghiệm, một mình một đường kia sẽ là cứu cánh phát triển đất nước ?
Về tình, vận mệnh đất nước và cuộc sống xã hội không phải là một phòng thí nghiệm để làm sai thì thì mò mẫm thử cách khác trong khi không biết cái nào là đúng. CNXH trên thế giới đã chết, nền kinh tế thị trường hiện đại của CNTB đã thành công bền vũng qua hàng chục thế kỷ là cơ sở để rút ra trong thực tiễn. Tầm thức nào ở một nước “không làm nổi con ốc vít” như Việt Nam có thể tự vẽ ra một mô thức kinh tế khác biệt có thể thành công bằng cách “râu ông nọ cắm cằm bà kia” mang tên “kinh tế thị trường định hướng XHCN”? Dân tộc Việt Nam đã kiên nhẫn chờ đợi, nhẫn nhục theo Đảng hơn suốt 80 năm qua, trải qua 3-4 thế hệ đời người đến hôm nay vẫn để tiếp tục thử nghiệm ?
Về lý, nếu nói tư tưởng cộng sản là vì một xã hội giàu có, tốt đẹp. Nếu nói Đảng vì dân và tôn trong quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân như trong bản Tuyên ngôn mà Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 thì ĐCSVN lấy quyền gì để cho phép áp đặt một mô hình thử nghiệm lên đời sống nhân dân suốt bao nhiêu năm qua và lại vẫn tiếp tục một thử nghiệm khác chưa biết bao giờ cho câu trả lời ?
Cả tình lẫn lý đều “ngôn không chính, danh không thuận”.
Nhận thức sai lầm và cú đặt cược trong canh bạc chính trị
Trên thực tế, ĐCSVN có hay không niềm tin vào XHCN và cuộc thử nghiệm vô tiền khoáng hậu nói trên? Chắc chắn không !
Bản thân Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng đã từng ngao ngán khi nói rằng “không biết đến hết thế kỷ này chưa chắc thấy được CNXH”. Hàng trăm, hàng ngàn Đảng viên đã công khai bỏ Đảng, công khai kêu gọi một thay đổi nền móng lý luận chính trị để phát triển đất nước. Hàng triệu Đảng viên có tư tưởng khác nhưng còn nín lặng chỉ vì những mưu cầu, ràng buộc lợi ích cá nhân trong gần 10 triệu Đảng viên của ĐCS cho thấy từ trong nhận thức gốc rễ của Đảng thật sự không còn niềm tin về CNXH. Vậy tại sao vẫn còn cái gọi là “định hướng” ở đây? Thứ hoàn toàn không có giá trị thực tiễn và cơ sở khoa học được đưa ra nhằm mục đích gì ?
Diễn biến chính trị và sức ép sống còn do hậu quả của tham nhũng, lợi ích nhóm dẫn tới ĐCSVN không còn đủ khả năng duy trì tính đoàn kết cần thiết của một tổ chức. Thái độ mất long tin và phản ứng của người dân cho thấy uy tín của ĐCSVN rơi vào thế không thể khôi phục. Mặt khác lại không còn khả năng chống đỡ với sức ép từ Trung Quốc khi đã vướng vào quá nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quan hệ được TQ dày công sắp đặt. Ván cơ đã vào thế bí và cái “định nghĩa” mà ĐCS đưa ra thực tế chỉ là nước đi nhằm tung hỏa mù, hi vọng níu giữ sự tồn tại trên vị trí quyền lực và vai trò lãnh đạo – thứ mà ĐCSVN cho rằng đã đánh mất vào tay tham nhũng và lợi ích nhóm. Một tính toán sai lầm khi mà mối đe dọa lớn nhất đối với quyền lực của ĐCS không phải ở đối tượng này mà chính là nền tảng lý luận của CNCS không đủ khả năng chứng minh giá trị để tồn tại. Chủ nghĩa cá nhân vụ lợi trước mắt hình thành từ chính những va đập do ĐCSVN tạo ra trong đời sống xã hội khiến cho người dân Việt Nam quen nhìn với hiện thực, xét đoán bằng sự đó đếm cụ thể nên mọi lý thuyết mang danh CNCS hay CNXH đều không quan tâm hoặc không thừa nhận.
Cơ hội duy nhất để ĐCSVN lấy lại sự ủng hộ của người dân làm sức mạnh chống lại quá trình nứt vỡ bởi tham nhũng và lợi ích nhóm đã thất bại.
Xây dựng một lý luận nhằm duy trì quyền lực mà thiếu yếu tố tinh thần là lòng tin trong điều kiện không có sức mạnh về mặt thể chất là kinh tế lẫn tính vững chắc của logic khoa học thì không khác gì một cuộc đầu tư kiểu đánh bạc.