Hiếu Linh
(VNTB) – Trung Quốc đã cấp tập triển khai hải quân, hải cảnh và dân quân biển nhằm thúc đẩy “yêu sách giả dối” để độc chiếm Biển Đông. Bài viết trên trang Defence Connect ngày 16-5, Đại sứ Mỹ tại Úc Arthur Culvahouse cho biết.
Trước đó trong các tuyên bố phản đối hành vi Trung Quốc ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thường tuyên bố, là quốc gia ở Biển Đông và thành viên ASEAN, Việt Nam quan tâm, theo dõi sát tình hình phức tạp ở vùng biển của một số nước ASEAN.
Các quốc gia như Việt Nam, Malaysia cảnh giác trước hành vi của Trung Quốc khi cả hai quốc gia đều bị nhóm tàu khảo sát Hải dương địa chất 8 của Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế.
Không chỉ vậy, một số quốc gia không thích Trung Quốc, như Philippines nói rằng Trung Quốc (là quốc gia) không thể tin tưởng được. Thậm chí còn có sự kháng cự chống lại Trung Quốc ở Philippines.
Cư dân mạng Philippines đã thể hiện sự phẫn nộ trước bài hát do Đại sứ Trung Quốc tại Philippines sáng tác, khi kêu gọi tình hữu nghị giữa hai nước nhưng vẫn không quên lồng ghép các yêu sách vô lý trên Biển Đông.
“Đầu tiên họ cố gắng chiếm lấy Biển Tây Philippines (cách gọi Biển Đông), rồi giờ họ viết một bài hát về vùng biển đó”, tờ Rappler của Philippines mỉa mai trong bài viết ngày 25-4.
Hiện tượng này được coi là hợp lý bởi nhiều nhà quan sát chính sách công cộng.
“Các nước đang phát triển và sự ổn định chính trị yếu thường bị đe dọa bởi Trung Quốc, tất nhiên trước khi bị thực dân xâm chiếm,” nhà nghiên cứu Biển Đông P.H.Q nói.
Trong khi đó, ông nói tiếp, đối với trường hợp Campuchia, họ không bị đe dọa trong quan hệ với Trung Quốc, vì nền chính trị phụ thuộc Bắc Kinh.
“Campuchia nhận nhiều bổng lộc từ phía lãnh đạo Tập Cận Bình, Trung Quốc lồng tiếng nói trong đối ngoại Campuchia mà họ cần. Điều đó có nghĩa là với vị thế kinh tế hiện tại, Campuchia ngại phản ứng với Trung Quốc,” ông nói tiếp.
Bởi vì mối quan hệ giữa hai quốc gia vẻ ngoài là bình đẳng, nhưng phụ thuộc vào nguồn tài trợ kinh tế từ Bắc Kinh khiến Campuchia khó có vị thế độc lập so với các nước trong khối ASEAN còn lại.
“Dễ hiểu vì sao Phó Thủ tướng Campuchia Tea Banh kịch liệt phản đối Mỹ và một số nước phương Tây cáo buộc Trung Quốc làm lây lan dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới,” ông tiếp tục.
Biển Đông cũng không nằm ngoài giọng điệu như thế. Đáp lại Trung Quốc đã viện trợ 170 triệu USD để Campuchia đăng cai SEA Games 32. Đây là lần đầu tiên Quốc gia này tổ chức đại hội thể thao lớn nhất khu vực ASEAN.
“Một vài học giả ngây thơ vẫn thích đánh đồng Mỹ sẽ khiến ASEAN đoàn kết hơn nhưng quên rằng chính phủ Hunsen đã không hề đứng về phía Việt nam trong chuyện Biển Đông năm 2016 và nhiều năm về sau này,” ông tiếp tục.
Chìa khóa để chống lại quyền bá chủ của Trung Quốc, phải là với các nhà lãnh đạo mạnh mẽ, có tiếng nói trong ASEAN và không bị Bắc Kinh lợi dụng chia rẽ.
“Nhà lãnh đạo phải có khả năng “đoàn kết” vì lợi ích chung dẫu vậy rất khó đạt đến điều kiện như vậy khi Trung Quốc dồn tiền cho một quốc gia trong khối,” ông tiếp tục.
Ngày 15-5, Đại sứ quán Mỹ tại Philippines đã tổ chức buổi hội thảo trực tuyến về tình hình Biển Đông. Hội thảo có sự tham gia của bốn chuyên gia đến từ nhiều nước khác nhau. Theo đó, các chuyên gia đều đồng ý Trung Quốc đang lợi dụng tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới để tranh thủ mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đông. Do đó, các nước ASEAN, dù đang tập trung chống dịch, cũng cần phải hết sức cảnh giác trước các diễn biến ở thực địa.
“Ở ASEAN, đã không thể thống nhất, trong khi sự chia rẽ đã trở nên tồi tệ hơn,” ông nói.