Anh Quân
[ads_custom_box title=”Lời toà soạn” color_border=”#0514e8″]
Bốn tuần sau khi Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố “chủ động”, “tích cực làm việc” để giải quyết vấn đề lao động Việt Nam bị bóc lột tại Serbia, ngày 16 tháng 12, Nghị viện Âu châu đã thông qua nghị quyết bày tỏ quan ngại về tình trạng này.
Trong một diễn biến khác, theo tin chưa xác minh, một công nhân Trung Quốc tại công trường này bị tai nạn và có thể đã chết.
Sau đây là toàn văn bài báo “EU kêu gọi Serbia điều tra các cáo buộc bóc lột lao động” của LSI (LaStrada International)
[/ads_custom_box]
Vào ngày 16 tháng 12, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết bày tỏ quan ngại về cáo buộc lao động cưỡng bức khoảng 500 người Việt Nam được tuyển dụng làm việc cho công trường xây dựng nhà máy Linglong Tyre của Trung Quốc ở Serbia. Nghị quyết được thông qua với 586 phiếu thuận, 53 phiếu chống và 44 phiếu trắng.
Nghị quyết này “Yêu cầu nhà chức trách Serbia điều tra vụ việc cẩn thận và đảm bảo tôn trọng các quyền cơ bản của con người trong nhà máy, đặc biệt là quyền lao động; cung cấp cho EU các kết luận điều tra và buộc các thủ phạm phải chịu trách nhiệm. Nghị quyết cũng kêu gọi chính quyền Serbia cho phép các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dân sự, quan chức EU và các quan chức của các tổ chức quốc tế khác tiếp cận đầy đủ và không bị cản trở nhà máy Linglong Tyre ở Zrenjanin và các cơ sở lưu trú của công nhân Việt Nam. Hơn nữa, bản nghị quyết kêu gọi Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Cộng hòa Serbia theo dõi chặt chẽ các quá trình này và số phận của 500 công nhân Việt Nam.
Các nghị viên Âu châu cũng kêu gọi Serbia là một quốc gia ứng cử viên của EU “cải thiện luật lao động cho phù hợp với luật lao động của EU và tuân thủ các công ước liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế mà nước này đã phê chuẩn”.
Kể từ giữa tháng 11, tổ chức ASTRA, thành viên của chúng tôi – tổ chức Hành động Chống Buôn người – và tổ chức phi chính phủ A11 của chúng tôi đã đề nghị các cơ quan liên quan của chính phủ Serbia thực hiện các hành động cần thiết liên quan đến việc bóc lột người lao động Việt Nam. Các tổ chức nêu trên cũng đã cũng đã thông báo cho các tổ chức chính phủ quốc tế như Hội đồng Châu Âu, OSCE (Cơ quan An ninh và Hợp tác Âu châu) và EU.
Astra và A11 đã phát hiện khoảng 500 công nhân Việt Nam đang sống và làm việc tại công trường xây dựng của công ty Linglong International Europe của Trung Quốc ở Zrenjanin, Serbia vào ngày 14 tháng 11 năm 2021. Họ biết được các công nhân đang sống trong điều kiện vô nhân đạo; bị buộc phải làm việc 9 giờ một ngày, 26 ngày một tháng mà không có thiết bị bảo hộ hoặc tuân thủ các quy tắc an toàn lao động.
Hy vọng nghị quyết này sẽ đảm bảo Serbia điều tra vụ việc và cung cấp cho người lao động quyền tiếp cận công lý. ASTRA sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc, xem xét các hành động pháp lý tiếp theo.