Long Đức
Lễ giỗ thực hiện theo nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn gồm: nhạc lễ, lễ sanh, đào thái và ban tế. Lễ phẩm cúng giỗ là trà, rượu, trầu cau, bánh Gia Định xưa, cùng các vật phẩm trái cây Nam Bộ.
Tả quân Lê Văn Duyệt (1763 – 1832) lúc sinh thời, trên cương vị Tổng trấn Gia Định thành là một vị quan công minh, thanh liêm, chính trực, luôn quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, giữ an và mở mang vùng đất Nam bộ.
Kính phục tài năng và công đức của Tả quân, người dân Nam bộ tôn kính gọi ngài là Ông Lớn Thượng và hết lòng thờ phụng khi ngài tạ thế. Trong cách nhìn của dân gian, Tả quân Lê Văn Duyệt đã trở thành một vị “Phúc thần linh hiển”.
Từ lâu, trong tâm thức dân gian, Tả quân Lê Văn Duyệt được xem như một vị “Phúc thần” bảo hộ bình an và ban phúc lộc cho người dân.
Ảnh 1: Tổ chức lễ giỗ nhằm tưởng nhớ các vị tiền nhân đã có công mở mang bờ cõi, xây dựng, gìn giữ đất nước.
Ảnh 2: Dân không thờ sai ai bao giờ!
Ảnh 3: Tổ chức lễ giỗ còn nhằm tưởng nhớ các vị tiền nhân, anh hùng liệt sĩ, nhân dân đã có công mở mang bờ cõi, xây dựng, gìn giữ đất nước.
Ảnh 4: Ban nghi lễ thực hiện nghi thức cúng tiên thường tại sảnh đường.
Ảnh 5: Đức Tả quân Lê Văn Duyệt sinh năm 1764, tại làng Hòa Khánh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Ảnh 6: Thông qua lễ hội, người dân cầu cho mưa thuận, gió hòa, mọi việc đều thuận lợi, hanh thông, làm ăn phát đạt.
Ảnh 7, 8: Sinh tiền, Đức Tả quân yêu thích Hát Bội. Lần giỗ này có biểu diễn cúng Ông 3 vở hát bội kinh điển được lưu truyền cả trăm năm, như: San Hậu (3 hồi), Ngũ hổ bình Tây và Phụng Nghi Đình.