Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hà Nội – Gạc Ma: Kiêu binh vong bản – vong thân

Nguyễn Cao (VNTB) – Bài viết này được thực hiện nhằm kêu gọi Quốc hội cần kiên quyết về lộ trình soạn thảo Luật biểu tình như đã công bố, tránh lặp lại những sự việc làm người dân mất lòng tin vào chế độ như hôm 14-3 tại Bờ Hồ, Hà Nội.


Ai là “bọn chống cộng”?
Trên một facebook ghi tên “Quang Trần Nhật”, tiêu đề “Thư kính gửi ông giám đốc công an TP Hà Nội”, đề ngày gửi là 17-3-2015, trong thư có đoạn viết: “Ngày 14/3/2015, khoảng 50 – 60 người (tương đương một lớp học) đã tụ tập ở Bờ Hồ, Hà Nội sau đó tiến vào Tượng đài Tưởng niệm Nhà vua Lý Thái Tổ.

Theo định nghĩa của chúng tôi, một cuộc tụ tập đám đông ở nơi công cộng, tuyên truyền một thông điệp, lại mang cờ, biểu ngữ và hô khẩu hiệu, là một cuộc biểu tình. (…)
Chúng tôi không bao giờ biểu tình trước, mà chỉ biểu tình khi bọn Chống Cộng này giở trò biểu tình.
Chúng tôi biểu tình để phản đối âm mưu chống phá sự bình yên của Thủ đô và đất nước mà chúng tôi đang sống, do bọn Chống Cộng biểu tình gây ra.
Ngày 14/3/2015, chúng tôi biểu tình theo quyền công dân của chúng tôi, bình đẳng với bọn Chống Cộng. Và chúng tôi sẽ tiếp tục biểu tình song song, nếu bọn Chống Cộng lại biểu tình” (hết trích)
Công khai phá hoại “chính sách đại đoàn kết”
Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa mang tính pháp lý về thế nào là biểu tình, song cách hiểu nói trên của nhóm người mặc áo đó với dòng chữ “DLV (dư luận viên) Đấu tranh Chống luận điệu xuyên tạc” tại Bờ Hồ, Hà Nội hôm 14/3/2015, cho thấy đây là hành vi có thể cấu thành tội “Tội phá hoại chính sách đoàn kết” tại Điều 87, Bộ luật hình sự.
Sự việc diễn ra hôm 14/3 là một tập hợp tự nguyện của số đông người dân để dâng hương tưởng niệm 27 năm ngày thảm sát Gạc Ma. Đám đông tham dự lễ tưởng niệm có điểm chung là tri ân những người lính đã ngã xuống bảo vệ tổ quốc. Đám đông này không nhằm đưa đến một quan điểm, hay cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã hội. Ở đây, đám đông đang biểu hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, như câu khẩu hiệu “Đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ”.

Hành vi cố tính gây hấn của nhóm người áo đỏ đối với đám đông dự lễ tưởng niệm, không phải là thể hiện “quyền biểu tình” theo Hiến định, không phải là “gây rối trật tự nơi công cộng”, mà là gián tiếp làm cho người dân mất lòng tin vào chính quyền.
Dấu hiệu pháp lý của Điều 87, Bộ luật hình sự, xét về mặt khách thể, đó là sự đoàn kết thống nhất bao gồm chính sách đoàn kết toàn dân, đoàn kết quân dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo và đoàn kết quốc tế.
Khách quan, là hành vi phá hoại chính sách đoàn kết. Cụ thể: Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân; giữa nhân dân với lực lượng vũ trang nhân dân; giữa nhân dân với chính quyền và các tổ chức xã hội; gây thù hèn kỳ thị chia rẽ các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Gây chia rẽ giữa nguời theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, gây hằn thù chia rẽ các tôn giáo, gây chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền và các tổ chức xã hội; phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế, chia rẽ sự đoàn kết, ủng hộ của các nước, các dân tộc trên thế giới với dân tộc Việt Nam.
Ở đây, hành động của nhóm thanh niên áo đỏ gây rối tại buổi lễ tưởng niệm đang đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc, đi ngược lại đạo lý làm người. Việc nhanh chóng khởi tố vụ án hình sự liên quan đến Điều 87 không chỉ giữ nghiêm kỷ cương, mà còn là lời xin lỗi của những người đang sống gửi tới vong linh các liệt sĩ vì đã không dạy bảo lớp người trẻ tuổi đến nơi đến chốn, để có những kẻ dám xúc phạm đến cả những điều thiêng liêng nhất trong đạo lý dân tộc.
Trách nhiệm của nhà nước
Cách hiểu về “biểu tình” của trang facebook “Quang Trần Nhật”, có phần trách nhiệm từ chính phủ.
“Quyền tự do hội họp, biểu tình” nêu trong Hiến pháp là một quyền cơ bản của công dân. Mọi người dân có quyền hưởng nó chứ không phải được nhà nước ban hành. Tuy nhiên khi công dân – như facebooker Quang Trần Nhật, thực hiện quyền biểu tình, nếu không có sự bảo đảm từ phía nhà nước, thì người dân cũng không có cơ sở để phản ánh và đòi hỏi. Khi ấy, trách nhiệm của nhà nước chỉ mang tính hình thức, và quyền lợi của người dân không được đảm bảo.
Biểu tình là một quyền cơ bản của công dân. Hiến pháp đã thừa nhận nhà nước có trách nhiệm trong việc đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền này.
Vì thế, trong điều kiện có thể mà nhà nước không làm tròn trách nhiệm của mình thì cũng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Việc chậm trễ, hoặc chần chừ ban hành Luật biểu tình chính là biểu hiện nhà nước đã cố tình không làm tròn trách nhiệm của mình.

Tin bài liên quan:

Tinh thần dân oan: Hãy khởi kiện thay cho nhẫn nhục khiếu nại!

Phan Thanh Hung

VNTB – Luật Biểu tình: ‘đề bài’ phải giải của Quốc hội nhiệm kỳ 2021 – 2026

Phan Thanh Hung

Giảm biên chế: Chiêu thức mới để trị những ai dám “cãi Đảng”?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo