Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hình như có gì đó kỳ kỳ…

Diệp Chi

 

(VNTB) – Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng đang dần thay đổi, dường chừng như cung cách quản lý của giới chức Đà Lạt cũng đổi theo chiều hướng mà ngay cả dân Đà Lạt cũng… khó chịu…

 

Nhắc đến cái tên Đà Lạt, có lẽ, không quá xa lạ đối với nhiều người dân, nhất là với dân Sài Gòn. Bởi, theo cư dân Đà Lạt, mỗi năm, ở thành phố lên đây để nghỉ dưỡng, du lịch, tham quan, chụp hình… là không ít…

Theo chia sẻ của nhiều du khách, người từng công tác ở xứ sở sương mù này, khác với guồng máy của Sài Gòn, tấp nập, hối hả, Đà Lạt là một thành phố sống chậm.

“Sáng rề rà với ly cà phê, ăn sáng, chiều thong thả đi dưới những hàng thông. Đà Lạt là rừng trong phố, phố trong rừng mà. Dư thời gian, đi thăm lại những nơi xưa như nhà thờ con gà, Viện sinh học Đà Lạt, đại học Đà Lạt…”, một du khách ở lứa tuổi trung niên bồi hồi.

“Với mình, mình thích cái không khí ở Quan Âm Tự. Các sư, người làm công quả ở đây thân thiện, tận tình chỉ dẫn. Hơn hết, cái không khí lúc không nhiều quan khách đến viếng thăm, tọa lạc trên ngọn đèo, cảm giác yên bình và tĩnh lặng vô cùng”, du khách Minh chia sẻ cảm xúc khi mới trở lại Đà Lạt sau chuỗi ngày giãn cách.

Thế nhưng, kể từ khi Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng đang dần thay đổi, dường chừng như cung cách quản lý của giới chức Đà Lạt cũng đổi theo chiều hướng mà ngay cả dân Đà Lạt cũng… khó chịu…

“Cái thời mà mới mở giãn cách, các bạn có nhớ vụ người dân Đà Lạt treo bảng xin miễn tiếp khách đến từ thành phố không? Thật ra mà nói, ai kinh doanh khách sạn, kinh doanh ăn uống, kinh doanh du lịch, lại muốn đuổi khách bao giờ? Đã chấp nhận mở cửa kinh doanh, tức là chấp nhận rủi ro cũng như có cách phòng dịch Covid-19 rồi. Lỗi hoàn toàn là do đến từ chính quyền địa phương. Sống chung với dịch theo quy định của chính phủ khi đó, thế nhưng, vẫn triệt để cách ly, ai mà không sợ.

Lấy ví dụ cho dễ hiểu, đoàn khách từ thành phố lên, qua chốt khai báo, rồi xét nghiệm. Chỉ cần trong đoàn có một người nhiễm, dù chưa đi đâu hết, chỉ mới vào bãi gửi xe thôi đó, là cái quán đó, cái khu du lịch đó, đóng cửa. Rồi ảnh hưởng đến kinh doanh, đến buôn bán. Cho nên, người ta sợ đóng cửa, người ta phòng trước”, một cư dân Đà Lạt chia sẻ.

“Tính ra đến giờ là đỡ nhiều rồi. Lúc trước là gắt lắm. Ra sân bay cũng phải đến trước hơn 2 tiếng, để còn kiểm tra này nọ, đủ thứ. Giờ thì chắc là người dân được chích ngừa nhiều rồi, phần nhiều người bị nhiễm quá rồi, họ cũng quen, nên cũng không còn sợ nữa”, một tài xế của Đà Lạt cho biết.

Có thể nói, câu chuyện cách ly – đóng cửa thời mới mở giãn cách của Đà Lạt, nhớ lại, chỉ là một trong số những câu chuyện bức xúc.

“Cây thông đối với Đà Lạt, có lẽ cũng không xa lạ. Nhưng có một thực tế, theo tui thấy, thông đang mất dần, nhiều cây thông bị chặt, một số cây bị chết khô. Thay vào đó là những khu nhà quy hoạch của Nhà nước. Buồn không? Buồn chứ. Nhưng biết nói sao giờ? Cây thông là tài sản của Nhà nước, mình có ngăn cản không chặt được đâu? Chính quyền Đà Lạt không cho chặt, ai dám chặt?”, bà Hai, bán vé số chia sẻ.

“Có cái nói hoài cũng được gì đâu? Như ở đây nè, không cho sửa chữa, không cho bán theo quy định pháp luật, diện giải tỏa, mà đền bù thì ầu ơ ví dầu. Báo chí xuống, rồi cũng lên tiếng, kết quả sao, y chang vậy à”, một người dân ở Đà Lạt ngao ngán.

Du khách đi Đà lạt về chỉ còn ngao ngán vì thất vọng. Đà Lạt không còn cảnh thiên nhiên, mà là cảnh giả.

“Không biết ông nhà nước nghĩ gì, Đà lạt giờ không còn gì là bản sắc riêng. Xây dựng xô bồ chỉ có làm mất đi nét đẹp của thành phố sương mù. Cấp phép cho cái kiểu xây dựng để làm du lịch chụp giựt nửa mùa, cho người checkin sống ảo thì làm sao mà bền cho được. Khách có tới rồi thì một đi không trở lại.”

Bức xúc là vậy. Buồn buồn thì ngồi quán cà phê tâm sự, rồi cũng thôi, bởi, nói theo kiểu dân gian: “Miệng nhà quan có gang có thép” …

 


Tin bài liên quan:

VNTB – Giả sử lấy mẫu xét nghiệm tất cả khách sắp rời Đà Nẵng

Phan Thanh Hung

VNTB – Thời gian vàng đã qua rồi…

Phan Thanh Hung

VNTB – Báo chí Việt Nam có thật sự là quyền lực thứ 4?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.