Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hồ Biển Lạc là hồ tự nhiên?

Văn Hùng – Bá Sơn

(VNTB) – Hồ Biển Lạc là tự nhiên, đã có từ lâu đời ở huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.

 

Liên quan đến nội dung hồ Biển Lạc bỏ hoang, lãng phí mà dư luận đang xôn xao, chiều 8-9, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi Bình Thuận đã có báo cáo vụ việc.

Đặt tên gây hiểu lầm?

Theo đó, hồ Biển Lạc là hồ tự nhiên, vào mùa khô diện tích ngập ứng với mực nước thấp nhất là khoảng 436ha, mùa lũ ngập 1.659 ha. Ở đây có dự án công trình cầu giao thông kết hợp cống điều tiết lũ Lăng Quăng trên tuyến đường ĐT710, huyện Tánh Linh được phê duyệt vào tháng 5-2002. Công trình có nhiệm vụ đảm bảo giao thông và điều tiết lũ, với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng.

Đây là công trình vừa đảm bảo giao thông, vừa đảm bảo thoát lũ suối Lăng Quăng và đồng thời ngăn lũ ngoài sông La Ngà khi mực nước lũ ngoài sông dâng cao. Về lâu dài, các hạng mục công trình đã được xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển thủy lợi cho khu vực phía Nam tỉnh.

Công ty thông tin thêm sau khi công trình hoàn thành, nếu gắn biển theo đúng tên công trình là “Cầu giao thông kết hợp cống điều tiết lũ Lăng Quăng trên tuyến đường ĐT710, huyện Tánh Linh”. Tuy nhiên, do chủ quan nên đặt tên công trình là “Hồ Biển Lạc” để cho gọn, dễ nhớ theo tên hồ tự nhiên.

Thông cáo báo chí phát hành vào tối ngày 8-9-2023 của UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, về định hướng đầu tư hồ thủy lợi Biển Lạc, Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận đã chỉ đạo Huyện ủy Tánh Linh và Đức Linh phối hợp tổ chức khảo sát, đánh giá tổng thể, thống nhất đề xuất cho chủ trương, định hướng quy hoạch, phát triển trong quý 4-2023.

Đồng thời, UBND tỉnh Bình Thuận đã giao các sở ngành phối hợp rà soát diện tích đất trong lòng hồ, đề xuất phương án tích nước.

Dự kiến giai đoạn sau 2025 sẽ triển khai công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư hồ thủy lợi Biển Lạc, cùng các công trình kênh chuyển nước để cung cấp nước cho thị xã La Gi và huyện Hàm Tân phù hợp với quy hoạch phát triển thủy lợi khu vực phía nam của tỉnh.

“Hồ thủy lợi Biển Lạc khó có thể cung cấp nước cho khu vực phía bắc huyện Hàm Thuận Nam vì khoảng cách xa hơn 70km, vướng nhiều công trình hạ tầng, không phù hợp về cao độ và trữ lượng nước của hồ chỉ đủ cung cấp cho huyện Hàm Tân và thị xã La Gi. Trường hợp áp dụng các giải pháp công nghệ như công trình trung chuyển, bơm tăng áp thì kinh phí đầu tư rất lớn”, trích thông cáo báo chí.

Tóm tắt cho toàn bộ thông tin trên của Đảng ủy và chính quyền tỉnh Bình Thuận: hồ Biển Lạc không phải là hồ thủy lợi nên việc hoang hóa như báo chí nêu là không phù hợp.

Luật Thủy lợi quy định gì?

Nếu quy chiếu vấn đề qua góc nhìn quản lý từ hệ thống văn bản pháp luật thì cần hiểu thế nào là công trình thủy lợi, cũng như việc phân loại và phân cấp công trình thủy lợi được quy định cụ thể ra sao, qua đó sẽ hiểu thêm về thực chất lâu nay của hồ Biển Lạc.

Theo khoản 3 Điều 2 Luật Thủy lợi 2017 thì công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau: Hệ thống công trình thủy lợi là hệ thống bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực.

Như vậy hệ thống công trình thủy lợi là hệ thống bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực.

Hệ thống công trình thủy lợi sẽ được phân loại gồm những gì? Căn cứ theo khoản 10 Điều 4 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau: Phân loại công trình thủy lợi: Loại công trình thủy lợi quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Thủy lợi được phân loại cụ thể như sau: (…)

8. Đường ống: a) Đường ống lớn là đường ống dẫn lưu lượng từ 3 m3/s trở lên hoặc có đường kính trong từ 1500 mm trở lên; b) Đường ống vừa là đường ống dẫn lưu lượng từ 0,25 m3/s đến dưới 3 m3/s hoặc có đường kính trong từ 500 mm đến dưới 1500 mm; c) Đường ống nhỏ là đường ống dẫn lưu lượng dưới 0,25 m3/s hoặc có đường kính trong dưới 500 mm.

9. Bờ bao thủy lợi: a) Bờ bao lớn là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 10.000 ha trở lên; b) Bờ bao vừa là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 500 ha đến dưới 10.000 ha; c) Bờ bao nhỏ là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích dưới 500 ha.

10. Hệ thống công trình thủy lợi: a) Hệ thống công trình thủy lợi lớn là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 20.000 ha trở lên; b) Hệ thống công trình thủy lợi vừa là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 2.000 ha đến dưới 20.000 ha; c) Hệ thống công trình thủy lợi nhỏ là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát cho diện tích tự nhiên dưới 2.000 ha.

Như vậy hệ thống công trình thủy lợi sẽ được phân loại gồm: Hệ thống công trình thủy lợi lớn là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 20.000 ha trở lên; Hệ thống công trình thủy lợi vừa là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 2.000 ha đến dưới 20.000 ha; Hệ thống công trình thủy lợi nhỏ là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát cho diện tích tự nhiên dưới 2.000 ha.

Vụng chèo khéo chống!

Xét trên các quy định của pháp luật liên quan như tóm tắt nếu trên, cho thấy hồ Biển Lạc là hồ tự nhiên được sử dụng là một hợp phần của dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống thủy lợi Tà Pao như báo Bình Thuận nêu ở bản tin Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình kênh tiếp nước Biển Lạc – Hàm Tân và dự án Hệ thống thủy lợi Tà Pao, số phát hành ngày 8-6-2020.

Theo bài báo, dự án Hệ thống thủy lợi Tà Pao, huyện Tánh Linh và Đức Linh có tổng vốn đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, dự án này ở phần “dự án kênh tiếp nước Biển Lạc – Hàm Tân gồm các hạng mục: Kênh dẫn vào cống lấy nước đầu mối, L= 2.000m; Kênh tiếp nước Biển Lạc – Hàm Tân, L=10.930m và 07 công trình trên kênh gồm 01 cống lấy nước đầu mối, 02 cống qua đường và bổ sung 04 cống tiêu”.


Tin bài liên quan:

VNTB – Tây Nguyên khát nước, vậy mở rộng dự án khai thác bô xít để làm gì?

Do Van Tien

VNTB – Tifosi đã đánh lận con đen như thế nào?

Do Van Tien

VNTB – Sân Golf Phan Thiết – cần xem xét lại môi trường đầu tư

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo