Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hoa Kỳ: Việt Nam và Thuỵ Sĩ thao túng tiền tệ

An Viên

 

(VNTB) – Chính quyền Trump hôm thứ Tư đã quy Việt Nam và Thụy Sĩ là những quốc gia thao túng tiền tệ với cáo buộc can thiệp không đúng vào thị trường ngoại hối.

 

Động thái gán mác thao túng tiền tệ cho một đối tác thương mại của Hoa Kỳ là lần thứ 3 diễn ra trong gần 26 năm nay kể từ khi chính quyền Clinton quy kết Trung Quốc thao túng tiền tệ năm 1994.

Theo tiêu chuẩn của Bộ Tài Chính Hoa Kỳ, cả Việt Nam lẫn Thuỵ Sĩ đều phạm vào cả ba điều luật để gắn mác thao túng tiền tệ. Đó là thặng dư thương mại của một quốc gia với Hoa Kỳ, thặng dư tài khoản vãng lai và hồ sơ theo dõi mua ngoại tệ của quốc gia đó.

Tờ New York Times đưa tin Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin tuyên bố “Bộ Tài chính đã thực hiện một bước đi mạnh mẽ ngày hôm nay để bảo vệ tăng trưởng kinh tế và cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp Mỹ. Bộ Tài Chính sẽ theo dõi các phát hiện đối với Việt Nam và Thụy Sĩ để hướng tới việc loại bỏ các hành vi tạo lợi thế không công bằng cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài”.

Vào tháng 10, chính quyền Trump đã mở một cuộc điều tra về các hoạt động thương mại của Việt Nam, cho biết họ sẽ bắt đầu xem xét liệu Việt Nam có định giá thấp đồng tiền đồng khiến các sản phẩm Việt Nam rẻ một cách bất công ở nước ngoài hay không, và việc nhập khẩu và sử dụng gỗ khai thác và buôn bán bất hợp pháp. Hoa Kỳ cũng áp thuế đối với lốp xe Việt Nam, với lý do định giá thấp tiền tệ.

Theo báo cáo, Việt Nam “đã tiến hành can thiệp quy mô lớn và kéo dài, nhiều hơn so với các giai đoạn trước, nhằm ngăn chặn sự tăng giá của tiền đồng” trong bối cảnh thặng dư thương mại song phương ngày càng tăng với Hoa Kỳ.

Tỷ giá ngoại tệ của đồng đô la Mỹ ở Việt Nam trong năm 2010 là 18,613 đồng. Năm 2019, với số thặng dư thương mại gia tăng, tỷ lệ này là 23,050, năm 2020 cũng chỉ tăng thêm chút ít. Trong khi tỷ lệ giảm phát GDP của Việt Nam tăng 65% từ năm 2010 đến năm 2019 so với 17% của Hoa Kỳ.

Chuyên gia  kinh tế cao cấp David DapiceĐại học Havard  cho rằngTheo lý thuyết kinh tế sức mua, tỷ giá hối đoái phản ánh chênh lệch lạm phát.” Vì vậy nếu đồng tiền của Việt Nam bị mất giá theo mức lạm phát tăng thêm của Việt Nam, “thì tiền đồng sẽ phải mất giá 38%” và “tiền đồng lẽ ra phải có giá đến hơn 25.000 đồng”.

Về thương mại, từ năm 2009 đến năm 2019, thâm hụt thương mại hàng hóa hàng năm của Mỹ với Việt Nam đã tăng từ 9,2 tỷ đô la lên 55,8 tỷ đô la.

Thâm hụt hàng hóa của Hoa Kỳ năm 2019 với Việt Nam đã tăng đáng kinh ngạc 44% so với năm 2018. Và dự kiến ​​kết thúc năm 2020 đạt ít nhất 65 tỷ USD. Michael Stumo is CEO của CPA cho rằng “Đây là một bước nhảy vọt đáng kinh ngạc đối với một quốc gia từng cung cấp chẳng có gì ngoài các mặt hàng dệt may xuất khẩu lẻ tẻ.”

Việc thặng dư thương mại gia tăng đáng kinh ngạc như vậy có thể nói là do động thái di dời các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc và dịch chuyển các nhà máy sản xuất sang Việt Nam.

Văn phòng USTR ước tính rằng cứ 1 tỷ USD thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ sẽ làm mất đi 6.000 việc làm ở Mỹ. Điều đó có nghĩa là thâm hụt hàng hóa 65 tỷ đô la hàng năm với Việt Nam vào năm 2020 có thể khiến Mỹ mất đi gần 400.000 việc làm.

Reuters nhận định việc gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam và Thuỵ Sĩ trong tháng cuối cùng của chính quyền Trump ở nhà Trắng là món quà cho chính quyền Biden.

Điểm chung của nhiều người trong lưỡng đảng Hoa Kỳ là không hài lòng với hệ thống thương mại quốc tế . Ngoài ra chính quyền Biden cũng chẳng có hại gì khi cho cử tri Hoa Kỳ thấy rằng họ nghiêm túc trong việc biến thương mại có ảnh hưởng tốt đến mọi người. Vì vậy Biden và Bộ trưởng bộ Tài chính mới có khả năng rất lớn sẽ duy trì việc dán mác này.

Chín quốc gia khác cũng hiện đang cần phải được theo dõi vì phạm vào 2-3 tiêu chí bị gắn mác thao túng tiền tệ là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ.

Bộ Tài Chính Hoa Kỳ năm 2019 cũng đã từng gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Trung Quốc vào năm 2019 dù Trung Quốc chỉ vi phạm một tiêu chí, tuy nhiên Bộ Tài Chính Hoa Kỳ đã rút lại cáo buộc vào tháng 1 năm 2020.

_______________________________________________________________________________________

Tin bài liên quan:

VNTB – Hết nạc thì vạc đến xương?

Phan Thanh Hung

VNTB – Đâu là giới hạn tự do dân chủ ở Mỹ?*

Phan Thanh Hung

VNTB – Tại sao nhiều người Trung Quốc phóng khoáng lại chuộng phái bảo thủ Mỹ?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo