(VNTB) – Huỳnh Thục Vy giải thích quyết định không còn chống cộng là sự chuyển mình từ đối đầu, phẫn nộ sang hướng đến lòng trắc ẩn, thấu hiểu, hàn gắn và chữa lành, trong khi vẫn giữ vững các giá trị cốt lõi của chính mình.
Trên trang Tiếng Dân, cô Huỳnh Thục Vy giải thích lý do vì sao cô không chống Cộng nữa. Cô kể rằng cô nhận ra giá trị của sự bao dung, đối thoại và chữa lành. Cô chọn một cách yêu nước khác: nhẹ nhàng, chậm rãi, sâu xa, không còn dựa trên đối đầu và thù hận, mà dựa trên sự thấu hiểu và kết nối giữa con người với con người. [1]
Qua nhiều năm tháng gần như từ lúc còn nhỏ và từ truyền thống cũng như quá khứ của gia đình, cô Vy có một quá trình quyết liệt trong đấu tranh cho ước vọng của nhiều người về một Việt Nam nơi công dân sống tự do với sự bảo đảm của những quyền căn bản khác. Cô Vy có thái độ công khai, quyết liệt, tham gia biểu tình và chấp nhận bị đàn áp để làm việc không ngừng nghĩ cho ước mơ của cô cũng như mơ ước của nhiều người đồng hành cùng cô.
Trong bài viết, cô Vy bày tỏ quan điểm rằng cô tự hào về quá trình làm việc chung với những người đồng hành cùng cô trong cố gắng làm đẹp quê hương. Cô không hối hận về những gì đã làm, vì đó là lựa chọn đúng với lương tâm và giá trị của chính mình.
Theo một triết lý ở Đông Phương, bất kỳ điều gì, dù cao đẹp đến mấy, dù đúng phép luận lý đến đâu mà nếu được thực hiện với sự quyết đoán cũng dễ dẫn đến tổn thương. Tranh đấu cho việc chung là một hành động tôn nghiêm, nhưng nếu cặm cụi làm việc mà quên ăn, quên ngủ, trở nên khắc nghiệt với người khác thì đó lại là điều không hợp tình, hợp lý. Thực vậy, một triết lý sống ở Đông Phương có thể được tóm tắt trong bốn chữ “hợp tình, hợp lý”. [2]
Cô Vy nói về hành trình và điểm đến của việc cô theo đuổi. Hành trình để đi vào tự do, dân chủ và nhân quyền đòi hỏi linh hoạt trong cách tiếp cận, dù rằng điểm đến của công việc và giá trị của cá nhân vẫn như cũ, không thay đổi giá trị và mục đích đã lựa chọn. Cô vẫn tin vào tự do, dân chủ và nhân quyền, nhưng không còn dùng cách đấu tranh đối đầu, chia rẽ như trước.
Một triết lý Đông Phương cho rằng cần có cách nhìn nhận rất thực tế về bản chất con người. Có thể bản chất con người không phải là xấu, cũng không phải là thánh thần. Con người luôn mang trong mình những khuyết điểm, sự nhu nhược và mâu thuẫn, đồng thời cũng có khát vọng vươn lên cao đẹp. Chính vì vậy, một lối sống hợp lý phải phù hợp với bản chất đó, không thể áp đặt những tiêu chuẩn quá lý tưởng mà con người không thể đạt được. [2]
Theo thời gian, cô Vy có vẻ nhận ra rằng sự phẫn nộ chỉ làm tăng chia rẽ, thậm chí làm mất đi tính nhân văn của chính mình. Cô nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng trắc ẩn, kể cả việc tiếp cận và đối xử với những người trong hệ thống mà cô cố gắng tạo dựng sự đổi thay.
Có thể trong một nhân sinh quan nào đó, sống đẹp trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ tình yêu thương trong trái tim. Những hành động nhỏ nhặt như giúp một cụ già qua đường, dành dụm tiền ủng hộ người nghèo, hay chia sẻ với người xung quanh đều là biểu hiện của lối sống đẹp. Để nhận được sự yêu mến của người khác, bạn có thể làm người tốt bụng, chu đáo, tử tế, giàu tình yêu thương và có nhân sinh quan hướng thiện.
Những hành động nhỏ nhặt có thể tạo nên những tác động lớn. Dù là nhặt một ngọn cỏ bỏ vào thùng rác hay dẫn một cụ già qua đường, những việc nhỏ này đều là chứng thực cho hành động và ý nghĩa bạn mang lại cho người khác và xã hội.
Cô Vy có vẻ như đang định vị lại vị trí của chính mình trên con đường cô đã lựa chọn. Cô có vẻ dè dặt lại phần nào về những phân mảnh trong công việc. Đặc biệt cô không còn “đứng về phía” nào nữa, hay rõ rệt là không muốn tạo nên những nhãn mác hoặc được biết đến thông qua một nhãn mác nào đó. Cô chỉ muốn chọn đứng về phía con người, hướng đến sự kết nối và đối thoại thay vì khẩu hiệu và đối đầu.
Cô có vẻ dần dần đi vào một khung tự tại. Nơi tự do thực sự là bên trong. Cô nhận ra tự do thực sự là sống đúng với bản chất của mình, không nhất thiết phải đối đầu hay cần sự công nhận từ bên ngoài.
Một điểm nổi bật trong một triết lý sống Đông Phương là sự cân bằng giữa lý tưởng và thực tế. Nhân sinh quan này được hình thành từ bốn yếu tố: tinh thần thực tế cao, tinh thần lý tưởng hơi thấp, tinh thần hài hước phát triển và tâm hồn nhạy cảm với truyện kể và thi ca. Theo cách sống như thế, thực tế và lý tưởng là hai động lực mạnh nhất của sự tiến bộ, và chỉ khi chúng hòa hợp một cách thích đáng thì mới thực sự có sự phát triển.
Thái độ “vừa phải” của cách sống này đề cao: “Cái gì cũng nên vừa phải thôi”, không đòi hỏi nhiều quá hay ít quá. Con người sống ở giữa khoảng trời đất, giữa lý tưởng và thực tế, giữa những tư tưởng cao thượng và những đối nghịch với sự tốt đẹp. Sự cân bằng này tạo nên một cuộc sống hài hòa và bền vững.
Cách làm việc mà cô Vy nhắc đến có vẻ như tập trung vào kể chuyện và hàn gắn. Cô sẽ tiếp tục viết, nhưng để kể những câu chuyện con người, nuôi dưỡng sự đồng cảm, thay vì kích động hay công kích.
Kể chuyện khuếch đại tiếng nói của những người bị gạt ra bên lề. Nó cho phép các cá nhân và cộng đồng thường bị im lặng hoặc phớt lờ bởi các câu chuyện chính thống được chia sẻ trải nghiệm thực tế của họ, gọi tên nỗi đau và tìm kiếm sự chữa lành. Quá trình này giúp những người mà cô Vy quan tâm lấy lại quyền làm chủ và phẩm giá.
Trong những năm tháng dài trong thập kỷ vừa qua, chuyện kể và kể chuyện thường xây dựng sự đồng cảm và đoàn kết trong đồng hành. Những câu chuyện cá nhân nuôi dưỡng sự đồng cảm và thấu hiểu đã phá vỡ rào cản giữa giữa người và người cũng như truyền cảm hứng cho hành động theo một hướng nhất định. Khi mọi người nghe những câu chuyện chân thực về bất công, họ dễ cảm thấy gắn kết và có động lực ủng hộ thay đổi.
Qua chuyện kể, có thể cô Vy có thể thúc đẩy thay đổi xã hội. Những câu chuyện có thể biến cảm giác nạn nhân thành câu chuyện về sự sống sót và kiên cường, truyền cảm hứng cho người khác tham gia vào các công việc đòi công lý. Khi được lan tỏa rộng rãi, các câu chuyện công khai có thể tạo ra cảm giác cấp bách và thúc đẩy nhiều người đòi hỏi trách nhiệm và cải cách.
Đặc biệt, kể chuyện không đòi hỏi nguồn lực hay nền tảng đặc biệt – bất kỳ ai cũng có thể chia sẻ câu chuyện của mình, biến nó thành một công cụ dân chủ và bao trùm cho hoạt động. Lựa chọn cách làm này có thể trao quyền cho cá nhân tự làm chủ câu chuyện của mình và tham gia vào việc định hình các chuẩn mực xã hội và chính sách.
Cô Vy cho rằng cô sẽ lựa chọn sự bao dung, không còn chú tâm đến thù hận. Thực vậy, cô sẽ chống lại sự thù hận. Cô không còn chống cộng, mà chỉ chống lại sự thù hận. Cô cho rằng thù hận chỉ tạo ra những nhà tù mới, không mang lại sự khai phóng và tự do thực sự.
Lòng yêu nước của cô vẫn tiềm tàng, với một cách yêu Việt Nam mới. Theo cô, tình yêu với Việt Nam giờ đây là sự bao dung, thấu hiểu, không còn là sự giận dữ hay đòi hỏi thay đổi bằng đối đầu.
Cô không phản bội lý tưởng, mà chọn một con đường nhẹ nhàng, bao dung hơn, tin rằng Việt Nam cần những người biết yêu thương và kết nối, không chỉ biết đấu tranh, mà có cái nhìn rộng hơn và đồng cảm hơn với những người đang chịu đựng sự bất công quá to lớn trong hiện tại.
Huỳnh Thục Vy giải thích quyết định không còn “chống cộng” là sự chuyển mình từ đối đầu, phẫn nộ sang hướng đến lòng trắc ẩn, thấu hiểu, hàn gắn và chữa lành, trong khi vẫn giữ vững các giá trị cốt lõi của chính mình.
_________________
Tham khảo:
1. Huỳnh Thục Vy. Lý do vì sao Huỳnh Thục Vy không chống Cộng nữa. Báo Tiếng Dân. https://baotiengdan.com/2025/04/15/ly-do-vi-sao-huynh-thuc-vy-khong-chong-cong-nua/
2. Lâm Ngữ Đường. Sống đẹp. Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê. https://nguyenhienle.com.vn/song-dep-nghe-thuat-song-tron-ven