Lê Tự Do
(VNTB) – Ôn cố tri tân
Người viết chưa thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo có bất cứ cuộc khảo sát nào trên các phương tiện thông tin đại chúng, để lấy ý kiến của nhân dân về việc đưa môn lịch sử thành môn học tự chọn ở trung học phổ thông.
Câu chuyện môn học lịch sử là môn bắt buộc hay tự chọn, có thể nói, là một chủ để khá nóng trong thời gian vừa qua. Nhiều ý kiến đa chiều, phản đối lẫn đồng tình đến từ học sinh, phụ huynh rồi giáo viên xoay quanh vấn đề này.
Một vị giảng viên của một trường đại học về khối xã hội chia sẻ trước sinh viên: “Lịch sử thuộc về bên thắng cuộc”. Ừ thì, suy ngẫm, cũng không sai, nhưng có khi cũng không hoàn toàn đúng, bởi, vẫn còn đó nhiều uẩn khúc, mà có lẽ, cả hai bên, vẫn chưa thể giải đáp hết được.
Câu trả lời, có lẽ, phụ thuộc ít nhiều về thời gian. Và việc trả lời cho câu hỏi lịch sử có được dạy đúng với chữ “sử” trong môi trường học đường hay không, thiết nghĩ, cũng không quá khó cho một câu trả lời.
Bàn luận về vấn đề lịch sử là môn tự chọn, theo dõi trên mạng xã hội, có ý kiến cho rằng: “Nếu không chọn sử cấp 3 thì 6 năm học sử cũng đủ rồi. Không sao cả”.
Dân gian thường lan truyền một câu: “Văn ôn, võ luyện” nhằm ngụ ý muốn làm việc gì đó thành thạo thì cần phải có sự thực hành và luyện tập. Trong thời kỳ phong kiến thì cứ 3 năm kỳ thi khoa bảng mới được tổ chức 1 lần, trong thời gian chờ đợi kỳ thi diễn ra thì các sĩ tử luôn phải học ngày học đêm để nắm chắc văn chương, lý luận.
Như vậy, nếu nói sử đã được học ở bậc tiểu học, trung học cơ sở thì lên cấp 3, học hay không, cũng không sao. Liệu có đúng trong môi trường gọi là “văn ôn võ luyện”?
“Tôi không đồng tình với quan điểm này. Nếu bạn là một giáo viên dạy Sử, một người nghiên cứu về Sử, một nghiên cứu sinh về sử, làm về lịch sử hay một ông Lê Văn Lan, thì cái kiến thức lịch sử trong đầu của bạn, có thể lúc nào cũng đầy ắp. Trong khi đó, là một người học sinh, một năm học rất nhiều môn, được bao nhiêu kiến thức lịch sử đọng lại mỗi khi lên một lớp? Nhất là đối với những em có xu hướng theo khối tự nhiên.
Đồng ý là từ lớp 1 tới lớp 9, các em được học sử. Đồng ý là chương trình lớp 10 có thể “nhắc lại” kiến thức cũ, đủ kiến thức cơ bản rồi đấy, nhưng được bao nhiêu em nhớ cái gọi là kiến thức cơ bản đó?
Rồi vì một lý do, nhắc lại kiến thức cũ, mà có thể không học không sao cả, các kiến thức cũ từ lớp nhỏ đó sẽ còn được bao nhiêu khi đến cái ngày các em tốt nghiệp phổ thông?”, một phụ huynh ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng ý với ý kiến “nếu không chọn sử cấp 3 thì 6 năm học sử cũng đủ rồi. Không sao cả” chia sẻ.
Cũng xin được nói thêm, đây là môn lịch sử.
Lịch sử hay sử học là một môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này.
Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử. Chính vì lẽ đó, việc lớp 10 “ôn” lại kiến thức cũ của những lớp trước là chuyện rất bình thường ở môn lịch sử.
Theo ý kiến nói trên, thì: “Đa số phản đối chỉ biết mỗi câu “học sinh được tự chọn môn sử hoặc môn khác”. Đó là chuyện ngoại biên của môn sử.
Chuyện nội hàm thì chẳng mấy người bàn cho ra nhẽ.
Các nhà giáo dục tỉnh táo nhận thấy đó là cách giảm tải cần thiết giúp hs cấp 3 chọn ngành thích hợp hướng nghiệp sau này. Chuyện này đã bàn thấu từ gần chục năm trước rồi.
“Các em vẫn chọn sử nâng cao ở bậc THPT nếu dự tính đi vào các nghề khoa học xã hội nhân văn và ngôn ngữ” – lập luận này có thể không sai, nhưng nó, có lẽ, cũng chỉ đúng phần nhiều ở câu chuyện hơn chục năm về trước, còn bây giờ…. Vì sao?
Câu chuyện đi học cấp 3 ở những năm 2007 đổ về trước, chắc hẳn, ít ai quên được khái niệm phân ban. Ban A với nâng cao Toán, Lý, Hóa, Sinh. Ban B với Toán, Hóa, Sinh. Ban C là Văn, Sử, Địa. Ban D là Toán, Văn, Anh Văn. Và một ban nữa là ban cơ bản.
Có thể nói, trong bốn ban, lịch sử (chương trình nâng cao) cũng như địa lý hay vật lý, anh văn, chỉ xuất hiện ở một ban duy nhất. Tuy nhiên, xu thế học khối tự nhiên vẫn chiếm nhiều trong tỷ lệ học sinh.
Không ít trường đã “mạnh dạn” bỏ hẳn khối C. Cánh cửa dành cho học sinh đam mê khối xã hội hẹp dần theo từng năm. Nếu muốn học sử nâng cao, thi vào các trường chuyên. Mà đã gọi trường chuyên, lớp chuyên, có dễ dàng để vào?
“Thích lắm, mê lắm, trông chờ kỳ thi lịch sử học sinh giỏi. Cuối cùng, trường lại thông báo hủy, cũng buồn. Trong khi các môn tự nhiên, vẫn còn, vẫn được đi thi”, một cựu sinh viên ngành ngữ văn, thi khối C vào đại học, có thời gian dự tính đi vào các nghề khoa học xã hội nhân văn và ngôn ngữ nhưng không thể chọn Sử nâng cao ở bậc trung học phổ thông chia sẻ.
Chợt nhớ lại cái câu mà trước khi bước chân vào giảng đường, giảng viên có nói: “Văn- Sử – Triết bất phân”. Nếu không biết rõ tình hình lịch sử, hoàn cảnh thời điểm đó như thế nào, liệu chăng, phân tích tác phẩm có mức độ chính xác cao nhất hay không? Hay đó, chỉ đơn thuần là một bài suy diễn?
Và nếu không có “lịch sử”, liệu sẽ có hôm nay, để mà ngồi bàn luận, học hay không, không sao cả?
2 comments
văn-sử-địa kiến thức thường người có tư duy tâm tầm sâu rộng nghiên cứu Ftr đánh giá như HK tôn trọng nhóm chí sĩ PCTrinh với LQDiệu đất nước hùng mạnh phải là VN vì LS rất nhiều trí thức tâm tầm qua môi trường TDDC tạo điều kiện học? Ftr như miền bắc HCM với tự lực văn đoàn Hoàng Đạo tư duy khai phóng miền nam NĐD thiết lập BGD Phạm Quỳnh khá hoàn hảo nền tảng quan trí khá phong phú làm sao 0 hùng cường được chỉ tội lực bất tòng tâm làn sóng CNCS đang bùng nổ ngay HCM cũng bị ngộ nhận học trò PCT sống TDDC tìm cơ hội thoát Pháp HKĐM nghi ngờ đố kị thời cuộc cũng như LSVN bản thân dân tộc cũng tranh giành nam bắc tạo hình hài VN tội nghiệp hiện nay sâu bọ làm người dối trá gian xảo với LS bởi hệ thống tham QLPK phá nát nền trí thức VN mà LQDieu từng mong có tương lai LSVN sẽ phán xét hãy ôn cố tri tân tìm hiểu hoc? phát huy đổi mới GDVN theo định hướng VMKH tiền nhân H.Đạo P.Quỳnh
Lê “Tự Do” tâm đắc với ngày hôm nay . Chợt nhớ tới lời ông đại tá công an