Hàn Lam
(VNTB) – TP.HCM xếp hạng 56/63 địa phương về Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong quý 1-2023.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý 1-2023 của TP.HCM chỉ đạt 0,7%, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và xếp hạng 56/63 địa phương.
So sánh trên trong báo cáo mới đây của Thành ủy TP.HCM, theo nhận định của một số nhà báo, thì đó là một phiến diện. Bởi, “Giờ chơi sòng phẳng, sợ gì thì cho 5 đội đầu bảng, cùng đấu cùng trích lập nguồn tiền “nộp về – giữ lại” như nhau thử, coi ai đầu bảng, chót bảng cho biết.
Mấy ông nội liên đoàn, trọng tài ngon thì thử xuống sân, vô sân lần cho biết. Nói cho cùng, bày ra giải đấu chuyên nghiệp, sân đấu bài bản mà chất chồng cơ chế tréo ngoe, xài tiền đến đồng vốn lận lưng, lại còn kêu đòi siết chặt kỷ cương sân đấu; mà có khi dòm lại, nghi binh, bán độ từa lưa…” – một nhà báo ‘đánh tiếng’ thách thức trung ương.
Cho rằng nên “nhìn thẳng vào sự thật” để tránh tự mãn kiểu “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” như các phát biểu của lãnh đạo cấp cao của Đảng, một nhà báo chuyên trách về kinh tế vĩ mô đưa ra phân tích từ số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, thì với kết quả tăng trưởng quý I/2023 chỉ đạt 3,32%, thấp bậc nhất trong 12 năm, cho thấy để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6,5% mà Quốc hội giao, thì tăng trưởng kinh tế quý II là 6,7%, quý III là 7,5% và quý IV là 7,9%; hay nói cách khác, các quý còn lại của năm cần đạt mức tăng trưởng 7,5%.
Mức tăng trưởng đó gần như là một vô vọng, vì trên thực tế là các động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng đều đang khựng lại trong quý I/2023 so với cùng kỳ, thể hiện ở một số điểm. Ví dụ như vốn FDI cả đăng ký mới, lẫn vốn thực hiện đều giảm mạnh. Tổng vốn FDI đăng ký đạt 5,45 tỷ USD, giảm 38,8%; vốn FDI thực hiện đạt 4,32 tỷ USD, giảm 2,2%.
Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa giảm sâu. Xuất khẩu hàng hóa giảm 11,9% trong khi nhập khẩu hàng hóa giảm 14,7%.
Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 60,2 ngàn, tăng 17,4%; bình quân một tháng có gần 20,1 ngàn, là con số rất cao so với trung bình 12 ngàn các năm gần đây. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2023 cho thấy số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn thấp hơn nhiều so với các quý năm 2022 (chỉ có 24,3%).
Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP ước tính giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,8%). Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/3/2023 giảm 2,2%. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,9% (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,6%). Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tăng 19,8%…
Trong bức tranh toàn cảnh trên thì tăng trưởng quý I của tỉnh Bắc Ninh giảm sâu nhất, với chủ yếu do khu vực công nghiệp sụt giảm. Các ngành này tăng trưởng âm, thậm chí âm rất nhiều như ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học.
Theo đó, có 18/23 sản phẩm chủ yếu của tỉnh bị sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó 100% các sản phẩm trọng điểm đều giảm, giảm nhiều nhất là sản phẩm máy in-copy, in bằng công nghệ in phun có kết nối (-46,6%); tiếp theo là pin điện thoại các loại (-30,47%); đồng hồ thông minh (-29,95%). Đặc biệt, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học sụt giảm nhiều (-35,93%).
Động lực kinh tế của Bắc Ninh trong nhiều năm nay là khu vực FDI, khu vực doanh nghiệp trong nước nhỏ bé và rất manh mún. Khi khu vực FDI gặp trục trặc dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp của tỉnh bị cắt giảm đơn hàng hoặc đơn hàng lẻ tẻ nên buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất. Tình trạng doanh nghiệp giải thể, người lao động buộc phải nghỉ việc hoặc giảm giờ làm đã xảy ra phổ biến ở nhiều doanh nghiệp.
Đầu tư công của Bắc Ninh cũng rất đì đẹt như không ít địa phương khác. Đến hết quý 1, vốn đầu tư thực hiện nguồn ngân sách chỉ đạt hơn 1.000 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ giải ngân chỉ hơn 12% kế hoạch vốn năm 2023. “Chưa thấy lối thoát cho vốn đầu tư công” là báo cáo của ngành thống kê tỉnh này nhìn nhận.
Diễn giải câu chuyện trên bằng ngôn ngữ ‘quần đùi áo số’, một nhà báo tự do cho rằng, “tốt nhất, cứ trả giải đấu về lại sân chơi “đá phủi”, đá vì yêu thích, đá để giải phóng năng lượng, rèn sức khỏe, thi triển đấu pháp, kỹ năng, thu hút người xem cũng hồn nhiên, yêu thích và lành mạnh. Có khi, thế mà thắng, thắng bằng nội lực có sẵn, chịu nghĩ chịu tìm tòi chịu làm; thắng bằng tập tính chịu thương chịu khó, tay làm hàm nhai…
Hơn 300 năm nay, “đội tuyển” này đã như thế, là thế. Không nói nhiều…”…
1 comment
“Hơn 300 năm nay, “đội tuyển” này đã như thế, là thế. Không nói nhiều…”
Chỉ biết trước 1975, miền Bắc Xã hội chủ nghĩa phải chi viện cho đồng bào miền Nam sống trong vùng địch tạm chiếm