VNTB – Lá phiếu bầu cử trong Đảng

VNTB – Lá phiếu bầu cử trong Đảng

Nguyễn Huyền

 

(VNTB) – Muốn có nhân sự tốt thì phải mở rộng ứng viên đầu vào và bầu cử tự do.

 

Tại Quy chế về bầu cử trong Đảng được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, thì tại điều 3 về “Hình thức bầu cử” có nội dung như sau:

1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp: Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy); bầu Ban Chấp hành Trung ương; Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy; Bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư; Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra; Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên; Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử; Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

2- Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp: Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu…); Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

Quy chế bầu cử, tại điều 9 quy định về “Ứng cử”, cho biết được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Đảng viên chính thức ứng cử tại đại hội đảng viên mà mình là thành viên của tổ chức đảng đó. Đại biểu chính thức của đại hội ứng cử tại đại hội đại biểu.

– Đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội làm đơn ứng cử ở đại hội tổ chức cơ sở đảng, hoặc làm hồ sơ ứng cử để được bầu vào cấp ủy của đại hội đại biểu từ cấp huyện và tương đương trở lên.

– Ủy viên ban chấp hành ứng cử để được bầu vào ban thường vụ; ủy viên ban thường vụ ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư; trường hợp cấp ủy chỉ bầu bí thư, phó bí thư, không bầu ban thường vụ thì cấp ủy viên có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này). Trường hợp đại hội chi bộ không bầu chi ủy, đảng viên chính thức có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư.

– Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ứng cử để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị ứng cử để được bầu làm Tổng bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).

– Cấp ủy viên ứng cử để được bầu vào ủy ban kiểm tra của cấp ủy cấp mình.

– Ủy viên ủy ban kiểm tra ứng cử để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

Điều 13 của Quy chế cho biết việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, như sau:

– Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy.

– Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do ban thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ cấp ủy.

– Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.

Lưu ý, điều 15 về “Quyền bầu cử” ở Quy chế này giới hạn là chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới có quyền bầu cấp ủy cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị không có quyền bầu cử.

Như vậy, từ tổng thể các nội dung quy trên cho thấy trên thực tế không hình thành lá phiếu tự do, bình đẳng ngay trong chính nội bộ của đảng viên với cái gọi là “bỏ phiếu kín” của một nhóm quyền lực được quy hoạch theo danh sách tại điều 13 của Quy chế về bầu cử trong Đảng. Và điều đó còn kèm theo nhấn rõ ở điều 15 về “Quyền bầu cử” giới hạn thành phần đảng viên được quyền bỏ lá phiếu của mình.

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)